Sản phẩm nằm trong danh mục:
MUA PHẬT BẢN MỆNH GIÁ RẺ TẠI HÀ NỘI -> Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ ( Phật Phổ Hiền Bồ Tát ) -> Phật Bản Mệnh Tuổi Quý Tỵ 2013 và 1953
Phật bản mệnh là gì? Có Nên Đeo Phật Bản Mệnh Hay Không ?
Phật bản.mệnh hay còn gọi là các vị Phật phù hộ cho 12 con giáp gồm có 8 vị Phật quản lý 12 con giáp.
Mỗi con giáp lại tương ứng với mệnh của mỗi con người sinh ra.
Do vậy, mỗi người trong chúng ta đều có vị phật hợp tuổi đi theo và phù hộ độ trì.
Nguồn gốc của 8 vị Phật bản mệnh 12 con giáp:
Trong Pháp Uyển Châu Lâm có viết rằng: Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn bể có 12 loài thú và được Bồ Tát giáo hóa.
Khi cõi người mở ra, Bồ Tát đã dặn 12 loài thú này hóa thân vào linh hồn và bảo vệ các nhóm người dựa theo năm tuổi.
Và đồng thời mỗi loài thú lại ứng với vị Phật độ mệnh mang theo tâm hồn từ bi, hướng thiện của nhà Phật.
Và mỗi người vì thế được Phật phù hộ độ trì, che chở trong suốt cuộc đời.
Nhiều người thắc mắc là có 12 vị Phật bản mệnh hay không? Thực chất chỉ có 8 vị Phật bản mệnh cho 12 con giáp mà thôi.
Ý nghĩa đeo Vòng Tay Phong Thủy Phật bản mệnh đối với Phật Giáo
Phật bản mệnh là Phật độ trì cho con giáp của bạn, là 1 trong những vật phẩm phong thủy rất linh thiêng. Sản phẩm không chỉ đơn giản là 1 món trang sức bình thường mà nó còn ẩn chứa niềm tin và sự tin cậy. Mong muốn giữ Phật bên mình đời đời bình an.
Phật bản mệnh soi đường dẫn lối hướng đến cuộc sống tốt đẹp: mang Phật bản mệnh để nhắc nhở bản thân mình luôn sống thiện, theo lẽ phải và hướng tới những điều tốt lành. Mỗi khi có ý niệm hoặc hành động không đúng với luân thường đạo lý thì nhìn Phật để quay đầu lại, tuyệt đối không được làm điều ác.
Chọn đúng vị Phật độ trì cho tuổi của mình
Việc đầu tiên trước khi bạn quyết định mua sản phẩm vị Phật bản mệnh để Phật phù trợ, bạn nên tìm hiểu để biết vị Phật nào sẽ độ trì cho con giáp của bạn. Vì Phật bản mệnh sẽ phù trợ cố định suốt đời theo tuổi của bạn, chứ không phải thay đổi theo năm
Vị Phật nào độ trì cho tuổi của bạn ?
Tuổi Tý hợp mặt Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn
Tuổi Sửu, Dần hợp mặt Phật Hư Không Tạng Bồ Tát
Tuổi Mão hợp mặt Phật Văn Thù Bồ Tát
Tuổi Thìn, Tỵ hợp mặt Phật Phổ Hiền Bồ Tát
Tuổi Ngọ hợp mặt Phật Đại Thế Chí Bồ Tát
Tuổi Mùi, Thân hợp mặt Phật Như Lai Đại Nhật
Tuổi Dậu hợp mặt Phật Bất Động Minh Vương
Tuổi Tuất, Hợi hợp mặt Đức Phật A Di Đà
Ý nghĩa đeo Phật bản mệnh đối với sức khỏe. Tác Dụng Vòng Tam Hợp Trong Phong Thủy ?
Đeo dây chuyền tốt cho sức khỏe: Sản phẩm chất liệu bằng đá tự nhiên hoặc bạc thái sẽ tốt cho người sử dụng. Với sản phẩm chất liệu bằng đá sẽ giúp tăng nguồn năng lượng, còn với chất liệu bằng bạc sẽ tốt cho sức khỏe và sức đề kháng cơ thể (tránh các bệnh về cảm cúm, diệt khuẩn và giảm bệnh về viêm khớp,…). Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về công dụng của bạc, mời bạn đọc ngay bài viết “12 công dụng tuyệt vời chỉ có ở bạc”.Phật bản mệnh mang đến sức khỏe an yên
Ý nghĩa đeo trang sức Phật bản mệnh đối với công việc
Phật bản mệnh giúp tăng tài lộc, phát triển sự nghiệp: Không chỉ tốt về sức khỏe nhiều người chọn đeo Phật bản mệnh khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình được thuận buồm xuôi gió hơn. Mong Phật bên mình, độ trì cho mình để tránh tiểu nhân hãm hại, nếu có khó khăn thì có thể vượt qua. Hướng đến sự nghiệp phát triển hơn, con đường rộng mở và tốt lành hơn.
Ý nghĩa đeo trang sức Phật bản mệnh đối với gia đình
Mong muốn gia đình hạnh phúc: Trong phong thủy thì còn mang đến ý nghĩa về tình duyên và hạnh phúc. Chính vì vậy mà nhiều người chọn đeo Phật bản mệnh để hóa giải lận đận về đường tình duyên, gặp được 1 nửa của mình. Với ai có gia đình thì mong muốn gia đình được bảo vệ, tránh những điều không hay.
Ý nghĩa Phật bản mệnh làm quà tặng
Chính vì những lý do trên, mà nhiều người chọn Phật bản mệnh để làm món quà tặng cho người thân yêu của mình. Mong những điều tốt lành như trên sẽ đến với họ, thay mình bảo vệ những người thân yêu.
Vòng Phật Bản Mệnh, tác dụng đầu tiên chính là khiến cho bạn bình an từ tâm. Điều này không loại phong thủy nào mang lại được ngoài Phong thủy tâm linh – Phật Bản Mệnh.
Mỗi khi bạn thấy không ổn, bạn đến chùa và cảm thấy bình an. Không phải do việc đến chùa đem lại cho các bạn cảm giác đó. Mà đó là do tâm các bạn đã định.
Vòng Phật Bản Mệnh giúp bạn hàng ngày hàng giờ định tâm.
Đó là lý do vì sao khách hàng ngay từ những hôm đầu tiên đeo vòng Phật Bản Mệnh đã cảm thấy sao mọi việc trở lên nhẹ nhàng đến vậy, dường như không có điều gì tác động khiến cho mình dễ thất vọng, dễ nổi nóng, dễ phiền não như trước nữa.
Chân tâm là ngôi chùa của chính bạn. Khi bạn lắng tâm và quán chiếu được mọi việc thì đâu cần phải tìm đến bất kì ngôi chùa nào để tìm sự bình yên.
Bạn đã tìm thấy được sự bình yên ngay chính tại tâm mình bất kể mọi việc xoay vần, đều có thể bình tĩnh để xử lý được một cách tốt nhất.
Vòng Phật Bản Mệnh giúp bạn hóa giải nghiệp.
Đó là khi bạn thỉnh Phật và hình tượng ấy giúp bản thân tự liên hệ, tự hoàn thiện các phẩm chất nhân văn, sống hài hoà hơn mỗi ngày.
Những quả phước thiện sẽ đè nén tất cả quả bất thiện khác hoặc nếu quả xấu có hiện hành thì cũng trở thành nhỏ, không đáng kể, không nguy hại.
Nên mua Phật bản mệnh ở đâu?
Tại Việt Nam hiện nay, Phong thủy hà nội là nơi cung cấp vật phẩm phong thủy chất lượng và uy tín nhất. Tại Phong thủy hà nội , quý khách hàng sẽ được:
Tư vấn và tham khảo sản phẩm dưới sự hướng dẫn tận tình chu đáo của đội ngũ nhân viên. để được hỗ trợ nhanh nhất vui lòng nhắn tin qua zalo 090.2277.552 để shop hỗ trợ nhanh nhất .
Mọi sản phẩm đều là hàng chất lượng với nguồn gốc tự nhiên trân quý.
Sản phẩm được chế tác tinh xảo và bắt mắt với sắc thái tượng có hồn.
Có rất nhiều chủng loại đá tự nhiên quý hiếm được thu thập ở khắp nơi trên mọi quốc gia.
Có nên đeo dây chuyền mặt phật không?
Theo quan niệm phật giáo, đức phật yêu thương chúng sinh, từ bi, độ lượng, chấp nhận bị nười khác vu oan mà không thù hận, luôn thông cảm, bao dung với mọi người. Vì vậy mà trong phong thủy, hình ảnh đức phật tượng trưng cho lòng từ bi, hướng thiện, điềm lành, hóa giải vận xui, phiền muộn trong cuộc sống.
Nhiều người cho rằng đeo dây chuyền phật giúp bình an đồng thời mang phong thủy tốt. Tuy nhiên, đồ vật không thể mang lại phong thủy tốt nếu như bản thân người đeo không làm những việc tốt.
Hình tượng phật rất linh thiêng, khi đeo dây chuyền phật không nên coi đây chỉ là một món trang sức để trang trí mà hãy coi nó là bùa hộ thân, trân quý như báu vật, khi gặp điều bất trắc hay nguy hiểm trong cuộc sống hãy niệm “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát” hoặc “Nam Mô A Di Đà Phật”, đức phật sẽ bảo vệ cho bạn.
Những người lớn tuổi thường thích đeo dây chuyền mặt phật để nhắc nhở bản thân luôn nhớ niệm phật, giữ gìn 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh và giữ gìn sự bình yên trong tâm hồn.
Những lưu ý khi đeo Phật bản mệnh
Phật bản mệnh sẽ phù hộ và độ trì cho người đeo tốt hơn nếu biết sử dụng đúng và ngược lại. Những lưu ý khi đeo Phật bản mệnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng sản phẩm linh thiêng này.
Phật là sự linh thiêng và tôn quý do đó khi đeo Phật bản mệnh không nên để mặt Phật tiếp xúc với những nơi bẩn thỉu, ô uế. Tốt nhất khi tiếp xúc với những vật bẩn, ô uế hàng ngày nên tháo mặt Phật và bảo quản tại nơi khô ráo.
Khi đeo mặt Phật phải thể hiện sự tôn kính với đức Phật, tâm luôn hướng thiện và không làm việc xấu. Không nên để mặt Phật tại những nơi tối tắm, bẩn thỉu, có thể dùng vải vàng, vải đỏ bọc lại. Không để mặt phật ở dưới vật khác.
Trong quá trình đeo mặt Phật không nên để va chạm tiếp xúc với người lạ. Nếu thấy mặt Phật đã cũ thì có thể đổi sang mặt Phật mới để giúp giá trị độ trì được tốt hơn. Nên vệ sinh sạch sẽ mặt Phật thường xuyên bằng khăn bông trắng, nước sạch và phấn đàn hương.
Khai quang Phật bản mệnh là gì?
Khai quang Phật bản mệnh (còn được gọi là hô thần nhập tượng hoặc lễ an vị) là thủ tục bắt buộc để vị linh vật nhận chủ, tức là vị Phật bản mệnh nhận người sở hữu linh vật để đi theo độ trì và phù trợ cho họ.
Cách Khai Quang Phật Bản Mệnh
Việc khai quang mặt Phật vô cùng quan trọng, cần phải thực hiện 1 cách trang nghiêm. Tuy nhiên, không nhất thiết bắt buộc tất cả các linh vật đều phải được đưa đi khai quang (vì nhiều người có chánh niệm tốt thì vị Phật cũng đã đi theo và phù trợ cho họ rồi và niềm tin của họ vượt qua cả hình thức khai quang điểm nhãn. Hoặc những người không thể kiêng giữ được một số điều như tâm luôn hướng thiện, để linh vật nơi sạch sẽ, tránh ô uế,.. thì có thể không cần phải khai quang linh vật Phật).
Các bước để khai quang Phật bản mệnh ở đền chùa
Bước 1: Chuẩn bị trước những thứ cần thiết là vị Phật bản mệnh (nên là chất liệu đá tự nhiên hoặc bạc thái), thông tin của người sở hữu và một số đồ vật gồm dầu thơm, thay nước tinh khiết, khăn sạch,.. và một số lễ vật (nhang khói, bánh kẹo, hoa quả) và chút tiền nhang khói đèn dầu cho nhà chùa.
Bước 2: Tìm đến địa chỉ uy tín để nhờ sư thầy khai quang (địa chỉ bạn có thể tham khảo cuối bài đọc). Một lưu ý nên chọn thời điểm lúc sáng để khai quang là tốt nhất. Vì đó là thời điểm âm khí (đêm) và dương khí (ngày) khá hòa hợp, ở 1 mức vừa phải nhất).
Bước 3: Đưa những thứ cần thiết lên chùa và sư thầy sẽ hướng dẫn bạn. Bạn có thể biết qua một số công đoạn để khỏi bỡ ngỡ như bắt đầu cần phải làm sạch linh vật bằng cách đổ dầu thơm vào thau nước sạch để rửa hết bụi bẩn, dấu vân tay,.. sau đó lau sạch bằng khăn và để lên trên Đạo tràng. Khi cúng thì sẵn nhang, nến, nước lạnh cho tượng Phật.
Bước 4: Khai quang thì bước này sư thầy sẽ làm cho bạn, bạn chỉ cần cúng vái là được (sẽ dùng miếng vải đỏ trùm lên mắt của vị Phật và bắt đầu đọc chú hô thần nhập tượng Phật).
Bước 5: Hoàn thành, sau khi khai quang thì bạn cần lưu ý đến việc giữ gìn mặt Phật bản mệnh tốt nhất có thể. Để tránh làm vỡ do vô ý thì bạn có thể chọn chất liệu sản phẩm bằng bạc là tốt nhất.
Khai quang (thỉnh) mặt Phật bản mệnh tại nhà
Ngoài ra, còn 1 cách để khai quang mặt Phật bản mệnh nữa mà không cần đến Chùa. Đó là sẽ tự làm ở nhà và người thực hiện chính là chủ nhân sở hữu linh vật (hoặc 1 đại sư đến tận nhà bạn để làm, nhưng cách này tốn khá nhiều chi phí). Khi tâm bạn đủ lớn thì dù bạn không có pháp lực như các đại sư thì bạn vẫn có thể tự mình thực hiện được nghi thức này. Vì “Pháp lực không bằng pháp tâm”. Nếu bạn đủ tự tin vào bản thân mình thì để khai quang được tốt đẹp thì bạn chỉ cần chuẩn bị những thứ như bên trên và bước 4 đọc chú hô thần nhập tượng thì bạn thực hiện những bài đọc dưới đây:
Nam Mô “Đức Văn Thù Bồ Tát” (3 lần) (nếu là vị Phật khác thì bạn thay vào đây)
Phù hộ độ trì cho con là : (đọc họ và tên người sở hữu)
Niên sinh :
Được an sinh bản mệnh, vững vàng bản tâm, thân gần bậc tôn quý, xa lánh kẻ tiểu nhân, khai tâm khai sáng, bền chí bền tâm không cho chúng ma quỷ vong linh âm binh chòng ghẹo.
Phật Pháp vô biên cho con tâm không âu lo, tâm không phiền não, thân không bệnh tật, cho con vận đáo hanh thông. Cho con tăng thêm lý tính, khai thêm trí huệ, cho vạn sự an yên cho tâm linh hết thảy không ngại
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, đường dương chưa tỏ, đường âm chưa thấu, pháp chưa khai quang, tâm chưa thanh tịnh, nếu có điều gì si mê lầm lỡ xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Cúi mong các Vị từ bi gia hộ chi bản mệnh con được kiên định, an nhiên yên lành.
Con xin chân tâm bái tạ
( con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần )
( con Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát – 3 lần )
( con Nam Mô Đức Hư Không Tạng Bồ Tát 3 lần )
Kết thúc thì khấn lạy.
xin đừng sợ vong, nếu bạn đã tin là có vong, vậy hãy tin là thế gian còn có Phật, thế gian còn có Thánh. Và còn có gia tiên họ nhà mình
Nếu đã tín Phật nếu đã tín Thánh, nếu đã thờ phụng gia tiên, dù muôn nơi khắp chốn cũng sẽ đc gia hộ, dù vạn trùng khó khăn cũng sẽ đc độ trì, khi đấy thì còn sợ gì vài vong linh nhỏ nhỏ.
Thỉnh Phật Bản Mệnh sớm, Hạnh Phúc Bình An sớm, Thành Đạt sớm.
Hỗ Trợ Tư Vấn Qua Zalo : 090.2277.552
Phật bản mệnh tuổi Tỵ là ai? Người tuổi tỵ nên đeo hình phật bản mệnh nào để gặp may mắn ?
Mặt phật bản mệnh dành cho tuổi Tỵ là Phật Phổ Hiền bồ tát. Ngài là biểu tượng có sức mạnh trí tuệ, sự kiên trì, bền bỉ vượt qua thử thách. Nên Phật sẽ độ mệnh cho những người chuẩn bị thi cử, khởi nghiệp được suôn sẻ.
Người tuổi Tỵ là người có năm sinh vào những năm sau 1941, 1953, 1965, 1977, 1989, 2001, 2013. Theo tín ngưỡng trong dân gian, Bắc Đẩu Đệ Lục Tinh Quân và Phổ Hiền Bồ Tát, một vị đại bồ tát trong Phật Giáo, cũng chính là vị Phật bản mệnh tuổi Tỵ (Rắn). Theo khoa học phong thủy, để hóa giải được phần nào những bất lợi trong cuộc đời, người tuổi Tỵ có thể dùng đá quý phong thủy để trưng bày trong nhà, trưng bày trong phòng làm việc hoặc dùng đá phong thủy làm trang sức đeo bên mình. Ngoài những linh vật phong thủy như linh vật tỳ hưu, linh vật thiềm thừ, đeo các trang sức như vòng tay đá phong thủy, thì đeo mặt dây chuyền Phật bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát cũng là một lựa chọn rất tốt cho người tuổi Tỵ.
Ý nghĩa dây chuyền Phật bản mệnh tuổi Tỵ Phổ Hiền Bồ Tát
Như chúng tôi đã nói ở trên, khi được sinh ra con người thường có một vị Phật, vị Bồ Tát hộ thân (Phật bản mệnh), ở đây Phật bản mệnh tuổi Tỵ chính là Ngài Phổ Hiền Bồ Tát. Biết được điều đó mà mỗi ngườ chuyên tâm tích phúc tích thiện, không làm những điều trái với lương tâm, kiến thành hướng tới Bản tôn cầu nguyện thì mọi hung họa cũng sẽ qua đi. Khi đó chúng ta đeo đá hộ mệnh có mang hình tượng Phật bản mệnh mới phát huy được hết tác dụng. Kết hợp nhất thể với trường khí của con người, giúp thúc đẩy sự nghiệp phát triển, giúp gia đình hạnh phúc, xã hội an khang. Trong sách "Liễu phàm tứ huấn" cũng có nói rõ về việc chuyên tâm làm việc phúc cũng có thể cải được mệnh số.
Đây mới chính là ý nghĩa sâu xa của việc chúng ta đeo dây chuyền mang hình Phổ Hiền Bồ Tát, là luôn hướng con người đến điều thiện, mang trang sức hình Phổ Hiền Bồ Tát bên mình để luôn nhắc nhở bản thân mình đoạn trừ cái ác, qua đó mà mọi tai ương đều có thể được hóa giải. Nếu người đeo Phật Bản tôn hộ mệnh chuyên làm việc ác, chuyên tìm mọi cách chia rẽ và phá quấy người khác thì chẳng cứ sau này phải nhận quả báo mà có thể ứng hiện ngay trước mắt, ứng trong đời này, ứng trong kiếp này.
Ý nghĩa hình tượng Phật bản mệnh tuổi Tỵ- Phổ Hiền Bồ Tát
Bồ Tát Phổ Hiền tên tiếng Phạn là Samantabhadra hoặc là Vishvabhadra, dịch âm là Tam Mạn Đà Bồ Tát, còn được dịch là Biến Cát. “Phổ” có nghĩa là tất thảy, ở khắp nơi, “Hiền” có nghĩa là tối diệu thiện. Phổ Hiền nghĩa là nguyện hạnh do tâm Bồ đề khởi lên được phổ chiếu khắp nơi, thuần nhất, diệu thiện. Điều đó ngụ ý rằng: Đem diệu nghĩa thuần thiện phổ cập đến tất thảy các nơi, đó là tâm nguyện và chức trách của Phổ Hiền.
Ngài được xem là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo (tứ đại Bồ Tát là Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Địa Tạng và Bồ Tát Phổ Hiền). Ngài và Bồ Tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải. Bồ Tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ Tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. Các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông xưng tụng Bồ Tát Phổ Hiền là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.
Đeo dây chuyền phật bản mệnh phổ hiền bồ tát bị nứt vỡ có sao không
Sen được lắng nghe nhiều câu hỏi về việc trong quá trình đeo phật bản mệnh phổ hiền bồ tát vô tình đánh rơi gây nứt vỡ tượng phật tạo ra những suy nghĩ lo lắng sinh tâm bất an.
Sự thật thì không sao đâu bạn nhé, mọi lo lắng khi gặp nứt vỡ đều do nỗi sợ bất kinh với phật, điềm xấu đang đến... Não chúng ta sinh ra với sở trường là suy diễn và tưởng tượng từ đó có rất nhiều những âu lo tiêu cực xuất hiện.
Trong bài giảng của Thích Pháp Hòa từng chia sẽ: đức phật từ bi vô lượng bao dung, người trãi qua mọi khổ ải để thoát khỏi cỏi ta bà. Đức phật không bao giờ để ý đến những điều nhỏ nhoi đó.
Con người nhìn chung đều có tâm tự sinh mà thành, thường để ý những điều nhỏ lẻ tự tạo suy nghĩ mơ hồ, tự làm khổ chính mình.
Những đau khổ thường trực của một con người nói chung là luôn có. Bản chất không tránh khỏi luân hồi sinh lão bệnh tử. Việc đeo phật chỉ là yếu tố tượng trưng, giúp ấn kiên định, nhắc nhở tâm tính.
Nên khi lở làm rơi nứt vỡ chỉ cần đặt mua 1 mặt mới rồi sử dụng như bình thường nhé.
Phật Phổ Hiền Bồ Tát là ai?
Phật Phổ Hiền Bồ Tát (còn gọi là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la) là một trong những vị Bồ Tát trong Phật Đại Thừa. Ngài là đại diện cho bình đẳng tính trí (được hiểu là trí tuệ thấu hiểu cái nhất thể). Phật Phồ Hiền cùng với Văn Thù là 2 thị giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ý nghĩa tên gọi Phổ Hiền Bồ Tát
+ Phổ là biến khắp
+ Hiền là Đẳng Giác Bồ-Tát
Phổ Hiền tức là Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp nơi
Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải. Phật Thích Ca Mâu Ni ở giữa
Biểu tượng và pháp khí của Phật Phổ Hiền
Biểu tượng của Phật Phổ Hiền thường ngồi trên lưng voi, tay trái hoặc tay phải cầm hoa sen (cùng với pháp khí là viên bảo châu ngự trên hoa sen). Phổ Hiền Bồ Tát thường xuất hiện trong bộ ba cùng với Phật Thích Ca và Văn Thù.
Trong 1 số trường hợp, chúng ta sẽ thấy hình tượng Phật có hai bàn tay ngài bắt ấn với ngón cái và ngón trỏ chạm nhau thành hình tam giác. Hoặc Phổ Hiền Bồ Tát cầm cuộn kinh hay Kim Cương Chử nơi tay trái.
Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi gì?
Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi trên lưng voi trắng sáu ngà. Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại vật và chiến thắng. Tại sao lại là sáu ngà? Vì sáu ngà là Lục độ (gồm Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ). Khi kết hợp cùng với Phật Phổ Hiền là đại diện cho Bình đẳng tính trí (được hiểu là trí tuệ thấu hiểu cái nhất thể), thì càng tăng sức mạnh.
Phổ Hiền Bồ Tát là nam hay nữ ?
Theo tương truyền thì trước khi xuất gia học đạo làm Phật thì Phổ Hiền là Năng-đà-nô Thái Tử (con của vua Vô Tránh Niệm), tức là nam nhân. Sau khi Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo đã phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng. Và bắt đầu trải qua hằng sa kiếp, Năng-đà-nô Thái Tử đầu thai ra thân khác đời khác, kiếp nào cũng hằng giữ bổn nguyện, quyết chí tu hành, học đạo Đại Thừa. Sau đó chờ đến thời kỳ quả mãn công viên mới bổ xứ làm Phật mệnh danh là Phổ Hiền Bồ Tát được giữ dưới dạng nữ nhân là chủ yếu (đôi khi ta vẫn gặp hình dạng Phật dưới dạng nam nhân)
Phật Phổ Hiền Bồ Tát không phân biệt là nam hay nữ, vì ngài đã trải qua hằng sa kiếp để thành Phật. Quan trọng là Phổ Hiền là vị Phật dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, độ trì cho tất cả mọi người dù là giới tính nào đi nữa.
Sự tích Bồ tát Phổ Hiền ( Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Gặp May Mắn Tránh Được Kiếp Nạn Giảm Nhẹ Tai Ương )
Ngài Phổ Hiền trước khi thành đạo có tên là Năng Đà Nô và là con thứ tư của vu Vô Tránh Niệm. Nhờ phụ vương khuyên bảo nên Thái Tử mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong 3 tháng. Lúc ấy có quan đại thần Bảo Hải thấy vậy, khuyên rằng:
“Nay Điện Hạ có lòng làm được việc công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề mà cầu được thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi Nhơn, Thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử”.
Thái tử Năng-đà-nô nghe quan đại thần khuyên bảo như vậy, liền bạch với Phật Bảo Tạng rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi có món công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong 3 tháng, xin hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Giác, nguyện phát tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh được thành Phật đạo; và nguyện được cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Đức Phổ Hiền Như Lai vậy”.
Đức Bảo Tạng Như Lai nghe Năng-đà-nô thái tử phát nguyện như vậy liền thọ ký rằng: “Hay thay! Hay thay! Ngươi phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sanh đều thành Phật đạo. Khi đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký rồi, tự nhiên giữa hư không có nhiều vị Thiên Tử ở các cõi Trời đem đủ thứ bông thơm đẹp đến mà cúng dường và đồng thinh khen ngợi.
Thái tử Năng-đà-nô thưa với Phật rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Nếu những sự ao ước của tôi ngày sau quả nhiên được như lời Ngài thọ ký, nay tôi kính lễ Ngài và Chư Phật mà xin làm sao hằng sa thế giới có đủ món hương rất tốt, rất thơm, mùi bay khắp trong các cõi; và mọi chúng sanh, hoặc ở trong địa ngục, ngạ quỷ cùng súc sanh, cho đến các người ở cõi Thiên Thượng nhơn gian đương mắc phải nghiệp báo gì, nếu ngửi được món hương thơm ấy, tức thì đều được thoát khổ và lại hưởng sự an vui”.
Thái tử Năng-đà-nô thưa rồi đang cúi đầu mà lễ Phật, thì trong các thế giới mười phương tự nhiên có mùi hương thơm bay khắp cả. Lúc đó mọi loài chúng sanh ngửi được mùi hương ấy, lòng dạ hớn hở, các phiền não thảy đều tiêu trừ. Năng-đà-nô thái tử nhờ Phật thọ ký như vậy, thân tâm vui mừng, bèn đảnh lễ Phật, rồi ngồi xuống nghe Ngài thuyết pháp.
Thái tử Năng-đà-nô nhờ công đức đó nên sau khi mạng chung, sanh ra các thân khác và các đời khác, kiếp nào cũng nhớ lời thệ nguyện mà chăm làm Phật sự và hóa độ chúng sanh, để cầu cho mau chóng viên mãn những gì mình đã ao ước, phát nguyện. Bởi có lòng tu hành tinh tấn nên Thái tử đã thành Bồ tát và có danh hiệu là Phổ Hiền và hóa thân vào nhiều cảnh giới khác nhau để cứu độ chúng sinh.
Biểu tượng Bồ tát Phổ Hiền ( Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Gặp May Mắn Tránh Được Kiếp Nạn Giảm Nhẹ Tai Ương )
Biểu tượng Bồ tát Phổ Hiền trong phật giáo tây tạng có màu xanh đậm
Trong trường phái Kim Cương Thừa, Bồ tát Phổ Hiền thường được miêu tả trần truồng với thân hình màu xanh đậm hoặc sáng, để biểu hiện tính không của hình dáng.
Ngài cưỡi voi trắng có 6 ngà tượng trưng cho sức mạnh vượt qua chấp trước vào sáu giác quan. Chúng cũng đại diện cho 6 hoàn thiện (Lục Ba-la-mật) để đạt được giác ngộ đầy đủ đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh trong vũ trụ.
Ở Trung Quốc, Bồ tát Phổ Hiền được biết đến với tên gọi Puxian, và thường được mô tả bằng những đặc tính nữ, mặc trang phục và tính cách tương tự như một số hình ảnh của Quan Thế Âm Bồ tát (Kuan Yin).
Tại đây, Bồ tát Phổ Hiền thường được thờ chung với Phật Thích Ca và Bồ tát Văn Thù. Ngài còn được xem là một trong Tứ Đại Bồ Tát của Phật giáo cùng với Bồ tát Quan Âm, Văn Thù và Địa Tạng. Nơi trú xứ của Phổ Hiền Bồ Tát là núi Nga Mi, nơi Bồ Tát lưu trú sau khi cỡi voi trắng 6 răng từ Ấn Độ sang Trung Quốc.
Ngài là người bảo trợ kinh Pháp Hoa (một trong những kinh điển Đại Thừa nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất), và theo kinh Hoa Nghiêm, Ngài đã thực hiện 10 lời khấn nguyện tuyệt vời làm cơ sở cho Bồ Tát.
10 hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền
1. Lễ kính chư Phật: Tin sâu mười phương ba đời hết thảy chư Phật, đồng thời tự thanh tịnh ba nghiệp thân – khẩu – ý của bản thân để thường tu lễ kính.
2. Xưng tán Như Lai: Dùng các loại âm thanh và ngôn từ để xưng tán công đức sâu dày của hết thảy các Như Lai.
3. Quảng tu cúng dường: Ngoài dùng hoa man, âm nhạc, ô lọng, y phục, các loại hương hoa (dạng bôi quét, hương đốt hoặc dạng bột) cúng dường; còn có thể dùng “pháp” để cúng dường như: Pháp tu hành, lợi ích chúng sinh, nhiếp thọ chúng sinh, chịu khổ thay chúng sinh, chuyên cần tu bồi thiện căn, không xả hạnh Bồ Tát, không bỏ tâm Bồ Đề cùng các pháp khác hồi hướng cúng dường. Như lời trong kinh nói: trong các loại cúng dường thì dùng “pháp” cúng dường là thù thắng nhất.
4. Sám hối nghiệp chướng: Là thanh tịnh ba nghiệp, do tham-sân-si từ vô thủy kiếp quá khứ đến nay dẫn tạo các loại nghiệp ác nơi thân-khẩu-ý, nay xin phát lồ sám hối hết thảy, nguyện không tái phạm ác nghiệp mà thường trụ tịnh giới.
5. Tùy hỷ công đức: Hoan hỷ tán thán thiện pháp, công đức của hết thảy chư Phật, bao gồm hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian. Trong đó cũng bao gồm hết thảy công đức của các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Bích Chi Phật; cùng công đức của các dạng loài trong tứ sinh, lục thú của hết thảy các thế giới khắp mười phương.
6. Thỉnh chuyển pháp luân: Ân cần, thành kính dùng lời nói- hành động- ý nghĩ, cùng các loại phương pháp khác để thỉnh mời chư Phật tuyên thuyết diệu pháp.
7. Thỉnh Phật trụ thế: Khuyên hết thảy các vị Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác cho đến hết thảy các vị Thiện tri thức sắp thị hiện Niết Bàn vì lợi ích của chúng sinh mà dừng nhập Niết Bàn.
8. Thường tùy Phật học: Thường theo tùng học tập Phật Pháp nơi đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật cùng hết thảy chư Như Lai trong khắp ba đời mười phương vi trần số Phật sát.
9. Hằng thuận chúng sinh: Bất luận là sinh loại, hình trạng, tướng mạo, thọ lượng, chủng tộc, danh hiệu, tâm tánh, tri kiến, dục lạc, ý hạnh, uy nghi của chúng sinh ra sao đều bình đẳng tùy thuận, thừa sự, hồi hướng, nhiêu ích hết thảy chúng sinh không phân biệt. Cung kính đối đãi như với cha mẹ, sư trưởng và chư Phật không khác.
10. Phổ giai hồi hướng: Dùng công đức của 9 loại nguyện hạnh bên trên để hồi hướng cho vô lượng chúng sinh trong hư không pháp giới, nguyện để chúng sinh thường đắc an lạc, không còn các phiền não đau khổ, cuối cùng thành tựu đạo quả vô thượng Bồ Đề.
Lời thệ nguyện của Bồ tát Phổ Hiền đã trở thành một thực hành phổ biến trong Phật giáo Đông Á, và được sử dụng thường xuyên cho các nghi lễ buổi sáng. Mười Đại Hạnh Nguyện là hướng dẫn cơ bản để trở thành Bồ tát.
Thần chú Phổ Hiền Bồ tát
Thần chú của Bồ tát Phổ Hiền là thần chú thiêng liêng của vị Phật nguyên thủy. Nó thể hiện khát vọng mạnh mẽ trên con đường tỉnh thức với mong muốn hiểu rõ bản chất của mọi sự.
Thần chú này diễn tả những hình thức khác nhau trong đó nhận thức ban đầu xuất hiện và giúp chúng ta nhận ra rằng, sự hiểu biết của chúng ta bị che mờ bởi các đám mây khiến cho mọi thứ xuất hiện khác với thực tế.
Một số trường phái Mật Tông Tây Tạng với các nghi thức bí truyền cầu nguyện Bồ tát Phổ Hiền để đạt giác ngộ trong trạng thái Pháp giới (dharmadhatu).
Ý nghĩa sự xuất hiện của Phổ Hiền Bồ Tát trong Tây Du Ký
Trong Tây Du Ký chúng ta thấy Phổ Hiền Bồ Tát chỉ xuất hiện có một vài hồi mà thôi. Hồi đó là hồi 24, Tứ thành thử lòng thiền. Ở đây ngài đã đã hóa phép mình vào vai một trong ba giai nhân, nhằm mục đích thể thử lòng thầy trò Đường Tam Tạng.
Ý nghĩa sự xuất hiện của Phổ Hiền Bồ Tát trong Tây Du Ký
Ý nghĩa sự xuất hiện của Phổ Hiền Bồ Tát trong Tây Du Ký
Ngoài ra, trong Phong thần diễn nghĩa Phổ Hiền Bồ Tát cũng chính là Phổ Hiền Chân Nhân.
Trên đây, là những chia sẻ của chúng tôi về sự tích của Bồ Tát Phổ Hiền đến với các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm những thông tin cần thiết và hiểu thêm về vị Phổ Hiền Bồ Tát luôn nguyện một lòng cứu độ chúng sinh.
Phật bản mệnh tuổi quý tỵ là ai? Người tuổi tỵ nên đeo hình phật bản mệnh nào để gặp may mắn ?
Tuổi Quý Tỵ hợp với màu gì và kỵ màu sắc nào nhất? Theo phong thủy ngũ hành, người tuổi Quý Tỵ sinh năm 1953, 2013 mệnh Thủy rất hợp với các màu Trắng, Đen, Xanh dương, Bạc và kỵ những màu vàng nhạt, vàng đất, nâu, đỏ, da cam.
Người phương Đông từ xưa đến nay vẫn luôn quan niệm cũng như coi về vai trò của 12 con giáp trong cuộc sống tâm linh thường ngày. Việc tin và làm theo phong thủy đôi khi lại chính là văn hóa tâm linh của nhiều người, nhiều vùng nhằm tránh đi những điều xui rủi, nắm bắt cơ hội hướng đến những điều may mắn, tốt đẹp. Mỗi cung tuổi có những lưu ý khác nhau trong phong thủy, cũng như cách chọn màu sắc, cách trang trí nhà cửa riêng biệt, cúng các thiết bị đồ dùng theo tuổi gia chủ.
Sinh năm 1953, 2013 mệnh gì? nên đeo phật bản mệnh nào để gặp may mắn ?
- Sinh năm 1953, 2013 là tuổi con Rắn
- Năm sinh âm lịch: Quý Tỵ
- Mệnh: Thủy - Trường Lưu Thủy - Nước chảy mạnh
+ Tương sinh:Mộc, Kim
+ Tương khắc: Hỏa, Thổ
Người tuổi Quý Tỵ sinh năm 1953, 2013 rất hợp với các màu Trắng, màu Đen, Xanh dương, Bạc và kỵ những màu vàng nhạt, vàng đất, nâu, đỏ, da cam.
Ý nghĩa các màu hợp với tuổi Quý Tỵ
Màu trắng: Màu trắng được coi là đại diện cho sự hoàn hảo, vì nó là màu sắc tinh khiết và hoàn thiện nhất. Đó là màu đại diện cho sự tươi sáng và xóa bỏ mọi dấu vết của hành động trong quá khứ. Thế giới này có màu trắng tinh khiết nhất, cuối cùng sẽ được sơn bởi màu sắc được cung cấp bởi kinh nghiệm và lựa chọn cuộc sống của mình. Màu của sự tăng cường các quá trình phản chiếu, sáng tạo và thức tỉnh.
Màu đen: Màu đen thường làm người ta liên tưởng đến quyền lực, nghiêm minh và nhã nhặn giống như những doanh nhân, chính trị gia thường khoác trên mình một bộ vest màu đen vậy. Màu đen gắn liền với sức mạnh, sự sợ hãi, bí ẩn, sức mạnh, uy quyền, thanh lịch, trang trọng, chết chóc, xấu xa và hung hăng, uy quyền, nổi loạn và tinh vi.
Màu xanh dương: Xanh dương là đại diện cho màu sắc của biển, của trời còn xanh là cây đại diện cho rừng núi, cây cối. Màu xanh dương mang đến cảm giác sâu thẳm, rộng lớn, bao la nhưng vô cùng vững vàng và bình yên, giống như khi chúng ta dõi mắt nhìn theo một khoảng trời xanh vậy. Màu xanh dương cũng mang ý nghĩa của sự trong sáng, tinh khiết và là màu của sự nam tính “xanh dương còn có liên hệ mật thiết đối với trí tuệ và sự thông minh”. Quan điểm này đã được các nhà khoa học chứng minh là tồn tại và chính xác.
Tuổi Quý Tỵ hợp với xe màu gì
Nên mua xe có màu tương sinh hay cùng hành, kỵ mua xe màu tương khắc với mệnh của chủ xe.
– Xe màu Đen, xanh nước: Màu Đen, màu xanh nước chính là màu bản mệnh của tuổi Quý tỵ. Nếu Đi xe màu đen, màu xanh nước, người tuổi Quý tỵ không bị lạc đường, dễ tìm đường. Làm ăn thuận lợi.
-Xe màu xanh lục: Màu xanh lục chính là màu tượng trưng cho hành Mộc. Theo ngũ hành thì Thủy sinh Mộc, mà tuổi Quý tỵ thuộc mệnh Thủy tức là bổn mạng sinh ra cái xe, xe hút hết năng lực cuộc đời, tai nạn dễ xảy ra, chủ nhân hay bị thương, sức khoẻ yếu kém, làm ăn bế tắc, có khi chết vì tai nạn xe cộ.
– Xe Màu đỏ, màu hồng, màu tím: Màu đỏ, màu hồng, màu tím là tượng trưng cho mệnh hỏa, Tuổi Quý tỵ mạng Thủy có màu tượng trưng là màu đen, xanh nước. Theo ngũ hành thì Thủy khắc Hỏa, tức là xe bị bổn mạng khắc, đi xe hay bị hỏng, chính bổn mạng hay sinh tai nạn.
– Xe màu vàng, nâu đất: màu vàng, nâu đất tượng trưng cho mệnh Thổ. Theo ngũ hành thì Thổ khắc Thủy, mà tuổi Quý tỵ thuộc mệnh Thủy tức là xe khắc người, đi xe hay bị tai nạn, hao tốn tiền bạc để sửa chữa, ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Xe Màu trắng, màu xám, màu ghi: Màu trắng, màu xám, màu ghi tượng trưng cho mệnh Kim, Theo ngũ hành thì Kim sinh Thủy. Tuổi Quý tỵ thuộc mệnh Thủy, Nghĩa là cái xe nâng đỡ bổn mạng, Đi xe ít tai nạn, sức khỏe tốt, ăn nên làm ra.
Tổng quan vận mệnh sinh năm 1953, 2013 tuổi Quý Tỵ
Tuổi này thông minh, nhanh trí. Tuổi Quý Tỵ được Thể Trí Bồ Tát ban trí tuệ, nên được hưởng văn hay mà võ cũng được, nếu sinh ngày giờ tháng tốt có thể đố đạt cao, nếu không thì làm nghề ca hát, văn hóa. Người tuổi này khôn khéo, ứng biến hùng biện, xử lý công việc nhanh nhạy.
Tuổi Quý Tỵ được hưởng lộc về sau. Cuộc đời nếu có phận phúc sẽ cao quý, nêu không thì vẫn là người thông minh, khôn khéo, biết tìm kiếm thuận lợi, có lòng tự tin cao và họ luôn có ý thức giành giật những điều mình mong muốn. Tuổi này tự tin vào trí tuệ, tận tâm và chịu khó, tôn kính ít nóng giận. Tuy nhiên nếu đã giận dữ thì hãy coi chừng không e dè kiêng nể gì và người này hay để bụng.
Tử vi của nam mệnh tuổi Quý Tỵ cho thấy cuộc sống có nhiều lao tâm, khổ tứ, từ lúc nhỏ đã phải trải qua những giai đoạn thăng trầm, trung vận lại có thêm nhiều việc đau buồn và nhiều khổ nhọc. Đường công danh của Quý Tỵ sẽ được lên cao đôi chút vào thời kỳ trung vận, riêng gia đạo thì sẽ gặp phải nhiều rắc rối nhưng mọi chuyện đều được sắp xếp ổn thỏa vào hậu vận.
Theo tử vi thì nữ mệnh Quý Tỵ cuộc đời của bạn có nhiều lo âu và buồn bã ở tiền vận, khi bước vào trung vận và hậu vận thì mới bơt được phần nào tuy nhiên số mệnh lại không được giàu sang phú quý cho lắm thậm trí còn có nhiều trở ngại trong cuộc sống. Gia đạo của bạn sẽ có rất nhiều rối rắm và lộn xộn vào thời tiền vận, nhưng trung vận và hậu vận thì sẽ được an vui. Công danh trong suốt cuộc đời lên xuống thất thường.
Những người tuổi Quý Tỵ hợp với tuổi nào?
- Nam mạng:tuổi Quý Tỵ hợp với tuổi nào?
Trong làm ăn: Ất Mùi, Đinh Dậu và Quý Tỵ (đồng tuổi).
Lựa chọn vợ chồng: Nên chọn người tuổi Quý Tỵ, Đinh Dậu, Ất Mùi, Tân Sửu, Kỷ Hợi và Tân Mão kết hôn vì sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, viên mãn.
Tuổi kỵ: Nhâm Dần và Canh Hợi.
- Nữ mạng:tuổi Quý Tỵ hợp với tuổi nào?
Trong làm ăn: Quý Tỵ là Ất Mùi, Đinh Dậu, Quý Tỵ (đồng tuổi).
Lựa chọn vợ chồng: Nên kết hôn với những người hợp tuổi thì mới tạo được cuộc sống hiển vinh, sang giàu, đó là các tuổi Ất Mùi, Quý Tỵ, Kỷ Hợi, Đinh Dậu, Tân Sửu.
Tuổi kỵ: Nhâm Dần và Canh Hợi.
Những người tuổi Quý Tỵ hợp với số nào?
- Nam mệnh sinh năm 2013, tuổi Quý Tỵ hợp với số: 2, 3, 4, 7
- Nữ mệnh sinh năm 2013, tuổi Quý Tỵ hợp với số: 2, 7, 8
Tuổi đại kỵ với tuổi Quý Tỵ sinh năm 2013 và 1953
Nếu gặp những tuổi nằm trong mệnh đại kỵ này thì tuyệt đối không nên kết hôn hay hợp tác làm ăn, vì nếu hai mạng hợp lại với nhau rất dễ lâm đường tuyệt mạng hoặc biệt ly vào giữa cuộc đời, đó là các tuổi: Nhâm Dần, Canh Dần.
Trong làm ăn nếu gặp tuổi kỵ thì cần tránh xa nếu cùng hợp tác sẽ có thiệt hại; chuyện vợ chồng lâm vào cảnh đại kỵ thì không nên tổ chức hôn lễ linh đình, và phải cúng lễ giải hạn.

Vòng Tay Phật Bản Mênh Tuổi Bính Tuất 2006 ( buddha jewelry ) Mang Lại May Mắn Tránh Xui Xẻo
Chuyên Bán Nước Hoa Nam Xách Tay Giá Cạnh Tranh Nhất
Đặt Hàng Qua Điện Thoại Xin Liên Hệ Theo Số
-----------------o0o-------------------
090.2277.552 - 0979.013.387
Nhắn Tin Gọi Điện Miễn Phí Zalo : 0902277552