--------------------------- --------------------- ------------------------------------------ -------------------------------------- boxchat zalo
Chat Facebook
Chat Zalo
 Call:0902277552

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

Sản phẩm nằm trong danh mục:
MUA PHẬT BẢN MỆNH GIÁ RẺ TẠI HÀ NỘI -> Phật Bản Mệnh Tuổi Tuất ( Phật A Di Đà ) -> Phật Bản Mệnh Tuổi Bính Tuất 2006

Click vào ảnh lớn để zoom

Giá : 450.000 VND

Số lượng    

Để lại số điện thoại chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Lượt xem: 342


Phật bản mệnh là gì? Có Nên Đeo Phật Bản Mệnh Hay Không ?


Phật bản.mệnh hay còn gọi là các vị Phật phù hộ cho 12 con giáp gồm có 8 vị Phật quản lý 12 con giáp.

Mỗi con giáp lại tương ứng với mệnh của mỗi con người sinh ra.

Do vậy, mỗi người trong chúng ta đều có vị phật hợp tuổi đi theo và phù hộ độ trì.

Nguồn gốc của 8 vị Phật bản mệnh 12 con giáp:


Trong Pháp Uyển Châu Lâm có viết rằng: Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn bể có 12 loài thú và được Bồ Tát giáo hóa.

Khi cõi người mở ra, Bồ Tát đã dặn 12 loài thú này hóa thân vào linh hồn và bảo vệ các nhóm người dựa theo năm tuổi.

Và đồng thời mỗi loài thú lại ứng với vị Phật độ mệnh mang theo tâm hồn từ bi, hướng thiện của nhà Phật.

Và mỗi người vì thế được Phật phù hộ độ trì, che chở trong suốt cuộc đời.

Nhiều người thắc mắc là có 12 vị Phật bản mệnh hay không? Thực chất chỉ có 8 vị Phật bản mệnh cho 12 con giáp mà thôi.

Ý nghĩa đeo Vòng Tay Phong Thủy Phật bản mệnh đối với Phật Giáo


Phật bản mệnh là Phật độ trì cho con giáp của bạn, là 1 trong những vật phẩm phong thủy rất linh thiêng. Sản phẩm không chỉ đơn giản là 1 món trang sức bình thường mà nó còn ẩn chứa niềm tin và sự tin cậy. Mong muốn giữ Phật bên mình đời đời bình an.

Phật bản mệnh soi đường dẫn lối hướng đến cuộc sống tốt đẹp: mang Phật bản mệnh để nhắc nhở bản thân mình luôn sống thiện, theo lẽ phải và hướng tới những điều tốt lành. Mỗi khi có ý niệm hoặc hành động không đúng với luân thường đạo lý thì nhìn Phật để quay đầu lại, tuyệt đối không được làm điều ác.

Chọn đúng vị Phật độ trì cho tuổi của mình


Việc đầu tiên trước khi bạn quyết định mua sản phẩm vị Phật bản mệnh để Phật phù trợ, bạn nên tìm hiểu để biết vị Phật nào sẽ độ trì cho con giáp của bạn. Vì Phật bản mệnh sẽ phù trợ cố định suốt đời theo tuổi của bạn, chứ không phải thay đổi theo năm

Vị Phật nào độ trì cho tuổi của bạn ?

Tuổi Tý hợp mặt Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn
Tuổi Sửu, Dần hợp mặt Phật Hư Không Tạng Bồ Tát
Tuổi Mão hợp mặt Phật Văn Thù Bồ Tát
Tuổi Thìn, Tỵ hợp mặt Phật Phổ Hiền Bồ Tát
Tuổi Ngọ hợp mặt Phật Đại Thế Chí Bồ Tát
Tuổi Mùi, Thân hợp mặt Phật Như Lai Đại Nhật
Tuổi Dậu hợp mặt Phật Bất Động Minh Vương
Tuổi Tuất, Hợi hợp mặt Đức Phật A Di Đà

 

Ý nghĩa đeo Phật bản mệnh đối với sức khỏe. Tác Dụng Vòng Tam Hợp Trong Phong Thủy ?


Đeo dây chuyền tốt cho sức khỏe: Sản phẩm chất liệu bằng đá tự nhiên hoặc bạc thái sẽ tốt cho người sử dụng. Với sản phẩm chất liệu bằng đá sẽ giúp tăng nguồn năng lượng, còn với chất liệu bằng bạc sẽ tốt cho sức khỏe và sức đề kháng cơ thể (tránh các bệnh về cảm cúm, diệt khuẩn và giảm bệnh về viêm khớp,…). Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về công dụng của bạc, mời bạn đọc ngay bài viết “12 công dụng tuyệt vời chỉ có ở bạc”.Phật bản mệnh mang đến sức khỏe an yên

Ý nghĩa đeo trang sức Phật bản mệnh đối với công việc


Phật bản mệnh giúp tăng tài lộc, phát triển sự nghiệp: Không chỉ tốt về sức khỏe nhiều người chọn đeo Phật bản mệnh khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình được thuận buồm xuôi gió hơn. Mong Phật bên mình, độ trì cho mình để tránh tiểu nhân hãm hại, nếu có khó khăn thì có thể vượt qua. Hướng đến sự nghiệp phát triển hơn, con đường rộng mở và tốt lành hơn.

Ý nghĩa đeo trang sức Phật bản mệnh đối với gia đình


Mong muốn gia đình hạnh phúc: Trong phong thủy thì còn mang đến ý nghĩa về tình duyên và hạnh phúc. Chính vì vậy mà nhiều người chọn đeo Phật bản mệnh để hóa giải lận đận về đường tình duyên, gặp được 1 nửa của mình. Với ai có gia đình thì mong muốn gia đình được bảo vệ, tránh những điều không hay.


Ý nghĩa Phật bản mệnh làm quà tặng


Chính vì những lý do trên, mà nhiều người chọn Phật bản mệnh để làm món quà tặng cho người thân yêu của mình. Mong những điều tốt lành như trên sẽ đến với họ, thay mình bảo vệ những người thân yêu.

Vòng Phật Bản Mệnh, tác dụng đầu tiên chính là khiến cho bạn bình an từ tâm. Điều này không loại phong thủy nào mang lại được ngoài Phong thủy tâm linh – Phật Bản Mệnh.

Mỗi khi bạn thấy không ổn, bạn đến chùa và cảm thấy bình an. Không phải do việc đến chùa đem lại cho các bạn cảm giác đó. Mà đó là do tâm các bạn đã định.

Vòng Phật Bản Mệnh giúp bạn hàng ngày hàng giờ định tâm.

Đó là lý do vì sao khách hàng ngay từ những hôm đầu tiên đeo vòng Phật Bản Mệnh đã cảm thấy sao mọi việc trở lên nhẹ nhàng đến vậy, dường như không có điều gì tác động khiến cho mình dễ thất vọng, dễ nổi nóng, dễ phiền não như trước nữa.

Chân tâm là ngôi chùa của chính bạn. Khi bạn lắng tâm và quán chiếu được mọi việc thì đâu cần phải tìm đến bất kì ngôi chùa nào để tìm sự bình yên.

Bạn đã tìm thấy được sự bình yên ngay chính tại tâm mình bất kể mọi việc xoay vần, đều có thể bình tĩnh để xử lý được một cách tốt nhất.


Vòng Phật Bản Mệnh giúp bạn hóa giải nghiệp.

Đó là khi bạn thỉnh Phật và hình tượng ấy giúp bản thân tự liên hệ, tự hoàn thiện các phẩm chất nhân văn, sống hài hoà hơn mỗi ngày.

Những quả phước thiện sẽ đè nén tất cả quả bất thiện khác hoặc nếu quả xấu có hiện hành thì cũng trở thành nhỏ, không đáng kể, không nguy hại.

Nên mua Phật bản mệnh ở đâu?


Tại Việt Nam hiện nay, Phong thủy hà nội là nơi cung cấp vật phẩm phong thủy chất lượng và uy tín nhất. Tại Phong thủy hà nội , quý khách hàng sẽ được:

Tư vấn và tham khảo sản phẩm dưới sự hướng dẫn tận tình chu đáo của đội ngũ nhân viên. để được hỗ trợ nhanh nhất vui lòng nhắn tin qua zalo 090.2277.552 để shop hỗ trợ nhanh nhất .


Mọi sản phẩm đều là hàng chất lượng với nguồn gốc tự nhiên trân quý.
Sản phẩm được chế tác tinh xảo và bắt mắt với sắc thái tượng có hồn.
Có rất nhiều chủng loại đá tự nhiên quý hiếm được thu thập ở khắp nơi trên mọi quốc gia.

Có nên đeo dây chuyền mặt phật không?

 

Theo quan niệm phật giáo, đức phật yêu thương chúng sinh, từ bi, độ lượng, chấp nhận bị nười khác vu oan mà không thù hận, luôn thông cảm, bao dung với mọi người. Vì vậy mà trong phong thủy, hình ảnh đức phật tượng trưng cho lòng từ bi, hướng thiện, điềm lành, hóa giải vận xui, phiền muộn trong cuộc sống.

Nhiều người cho rằng đeo dây chuyền phật giúp bình an đồng thời mang phong thủy tốt. Tuy nhiên, đồ vật không thể mang lại phong thủy tốt nếu như bản thân người đeo không làm những việc tốt.

Hình tượng phật rất linh thiêng, khi đeo dây chuyền phật không nên coi đây chỉ là một món trang sức để trang trí mà hãy coi nó là bùa hộ thân, trân quý như báu vật, khi gặp điều bất trắc hay nguy hiểm trong cuộc sống hãy niệm “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát” hoặc “Nam Mô A Di Đà Phật”, đức phật sẽ bảo vệ cho bạn.

Những người lớn tuổi thường thích đeo dây chuyền mặt phật để nhắc nhở bản thân luôn nhớ niệm phật, giữ gìn 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh và giữ gìn sự bình yên trong tâm hồn.

Những lưu ý khi đeo Phật bản mệnh


Phật bản mệnh sẽ phù hộ và độ trì cho người đeo tốt hơn nếu biết sử dụng đúng và ngược lại. Những lưu ý khi đeo Phật bản mệnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng sản phẩm linh thiêng này.

Phật là sự linh thiêng và tôn quý do đó khi đeo Phật bản mệnh không nên để mặt Phật tiếp xúc với những nơi bẩn thỉu, ô uế. Tốt nhất khi tiếp xúc với những vật bẩn, ô uế hàng ngày nên tháo mặt Phật và bảo quản tại nơi khô ráo.

Khi đeo mặt Phật phải thể hiện sự tôn kính với đức Phật, tâm luôn hướng thiện và không làm việc xấu. Không nên để mặt Phật tại những nơi tối tắm, bẩn thỉu, có thể dùng vải vàng, vải đỏ bọc lại. Không để mặt phật ở dưới vật khác.

Trong quá trình đeo mặt Phật không nên để va chạm tiếp xúc với người lạ. Nếu thấy mặt Phật đã cũ thì có thể đổi sang mặt Phật mới để giúp giá trị độ trì được tốt hơn. Nên vệ sinh sạch sẽ mặt Phật thường xuyên bằng khăn bông trắng, nước sạch và phấn đàn hương.

 

Khai quang Phật bản mệnh là gì?


Khai quang Phật bản mệnh (còn được gọi là hô thần nhập tượng hoặc lễ an vị) là thủ tục bắt buộc để vị linh vật nhận chủ, tức là vị Phật bản mệnh nhận người sở hữu linh vật để đi theo độ trì và phù trợ cho họ.

 


Cách Khai Quang Phật Bản Mệnh


Việc khai quang mặt Phật vô cùng quan trọng, cần phải thực hiện 1 cách trang nghiêm. Tuy nhiên, không nhất thiết bắt buộc tất cả các linh vật đều phải được đưa đi khai quang (vì nhiều người có chánh niệm tốt thì vị Phật cũng đã đi theo và phù trợ cho họ rồi và niềm tin của họ vượt qua cả hình thức khai quang điểm nhãn. Hoặc những người không thể kiêng giữ được một số điều như tâm luôn hướng thiện, để linh vật nơi sạch sẽ, tránh ô uế,.. thì có thể không cần phải khai quang linh vật Phật).

Các bước để khai quang Phật bản mệnh ở đền chùa


Bước 1: Chuẩn bị trước những thứ cần thiết là vị Phật bản mệnh (nên là chất liệu đá tự nhiên hoặc bạc thái), thông tin của người sở hữu và một số đồ vật gồm dầu thơm, thay nước tinh khiết, khăn sạch,.. và một số lễ vật (nhang khói, bánh kẹo, hoa quả) và chút tiền nhang khói đèn dầu cho nhà chùa.
Bước 2: Tìm đến địa chỉ uy tín để nhờ sư thầy khai quang (địa chỉ bạn có thể tham khảo cuối bài đọc). Một lưu ý nên chọn thời điểm lúc sáng để khai quang là tốt nhất. Vì đó là thời điểm âm khí (đêm) và dương khí (ngày) khá hòa hợp, ở 1 mức vừa phải nhất).
Bước 3: Đưa những thứ cần thiết lên chùa và sư thầy sẽ hướng dẫn bạn. Bạn có thể biết qua một số công đoạn để khỏi bỡ ngỡ như bắt đầu cần phải làm sạch linh vật bằng cách đổ dầu thơm vào thau nước sạch để rửa hết bụi bẩn, dấu vân tay,.. sau đó lau sạch bằng khăn và để lên trên Đạo tràng. Khi cúng thì sẵn nhang, nến, nước lạnh cho tượng Phật.
Bước 4: Khai quang thì bước này sư thầy sẽ làm cho bạn, bạn chỉ cần cúng vái là được (sẽ dùng miếng vải đỏ trùm lên mắt của vị Phật và bắt đầu đọc chú hô thần nhập tượng Phật).
Bước 5: Hoàn thành, sau khi khai quang thì bạn cần lưu ý đến việc giữ gìn mặt Phật bản mệnh tốt nhất có thể. Để tránh làm vỡ do vô ý thì bạn có thể chọn chất liệu sản phẩm bằng bạc là tốt nhất.


Khai quang (thỉnh) mặt Phật bản mệnh tại nhà


Ngoài ra, còn 1 cách để khai quang mặt Phật bản mệnh nữa mà không cần đến Chùa. Đó là sẽ tự làm ở nhà và người thực hiện chính là chủ nhân sở hữu linh vật (hoặc 1 đại sư đến tận nhà bạn để làm, nhưng cách này tốn khá nhiều chi phí). Khi tâm bạn đủ lớn thì dù bạn không có pháp lực như các đại sư thì bạn vẫn có thể tự mình thực hiện được nghi thức này. Vì “Pháp lực không bằng pháp tâm”. Nếu bạn đủ tự tin vào bản thân mình thì để khai quang được tốt đẹp thì bạn chỉ cần chuẩn bị những thứ như bên trên và bước 4 đọc chú hô thần nhập tượng thì bạn thực hiện những bài đọc dưới đây:

Nam Mô “Đức Văn Thù Bồ Tát” (3 lần) (nếu là vị Phật khác thì bạn thay vào đây)
Phù hộ độ trì cho con là : (đọc họ và tên người sở hữu)

Niên sinh :
Được an sinh bản mệnh, vững vàng bản tâm, thân gần bậc tôn quý, xa lánh kẻ tiểu nhân, khai tâm khai sáng, bền chí bền tâm không cho chúng ma quỷ vong linh âm binh chòng ghẹo.
Phật Pháp vô biên cho con tâm không âu lo, tâm không phiền não, thân không bệnh tật, cho con vận đáo hanh thông. Cho con tăng thêm lý tính, khai thêm trí huệ, cho vạn sự an yên cho tâm linh hết thảy không ngại
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, đường dương chưa tỏ, đường âm chưa thấu, pháp chưa khai quang, tâm chưa thanh tịnh, nếu có điều gì si mê lầm lỡ xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Cúi mong các Vị từ bi gia hộ chi bản mệnh con được kiên định, an nhiên yên lành.
Con xin chân tâm bái tạ
( con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần )
( con Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát – 3 lần )
( con Nam Mô Đức Hư Không Tạng Bồ Tát 3 lần )


Kết thúc thì khấn lạy.

xin đừng sợ vong, nếu bạn đã tin là có vong, vậy hãy tin là thế gian còn có Phật, thế gian còn có Thánh. Và còn có gia tiên họ nhà mình

Nếu đã tín Phật nếu đã tín Thánh, nếu đã thờ phụng gia tiên, dù muôn nơi khắp chốn cũng sẽ đc gia hộ, dù vạn trùng khó khăn cũng sẽ đc độ trì, khi đấy thì còn sợ gì vài vong linh nhỏ nhỏ.

Thỉnh Phật Bản Mệnh sớm, Hạnh Phúc Bình An sớm, Thành Đạt sớm.


Hỗ Trợ Tư Vấn Qua Zalo : 090.2277.552 

 


Phật bản mệnh tuổi Tuất là ai? Người tuổi tuất nên đeo phật bản mệnh nào để gặp may mắn ?


Phật bản mệnh tuổi Tuất – Hợi là Phật A Di Đà. Ngài là tượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ. Phật A Di Đà giúp tuổi Tuất gặp may mắn, bình an, hóa giải vận hạn. Ngài phù trợ cho người tuổi Hợi có trí tuệ hơn người, xóa bỏ phiền não, mệt mỏi, kiên cường gây dựng cơ đồ, hưởng đời an lạc.

Phật A Di Đà là vị phật biểu tượng cho sự từ bi và trí tuệ tinh thông, vị phật được tôn sùng và xuất hiện trong tất cả các nhánh của Phật giáo. Mang Ngài bên mình bạn sẽ luôn được may mắn và bình an.

Phật A Di Đà hay hoá độ chúng sanh từ cõi Ta bà đem về Tịnh độ rồi giáo hóa cho thành phật đạo. A Di Đà còn gọi là Vô Lượng Thọ có nghĩa là sống lâu vô cùng. A Di Đà có oai đức khôn cùng, có thệ nguyện rất lớn là độ cho kẻ chúng sanh, danh hiệu của Ngài rộng lớn, bao hàm hết con đường đi của phật đạo.
Phật A Di Đà trên đầu ngài là những cụm tóc xoắn ốc, ánh mắt ngài hiền từ dõi khắp thế gian, ngài luôn mang trên khuôn mặt nụ cười hòa ái. Trên thân ngài mặc áo cà sa, thượng tọa trên đài sen, tay để bắt ấn thiền định hoặc xòe tay hướng xuống phía dưới để cứu giúp, phổ độ chúng sinh. Mang theo tượng Phật A Di Đà bên mình sẽ giúp mang lại may mắn, bình an, hóa giải vận hạn và nhận được sự bảo hộ của ngài khi cầu nguyện hằng ngày

Ý nghĩa đeo Phật bản mệnh cho người tuổi Tuất phật a di đà


Phật A Di Đà là Phật bản mệnh tuổi Tuất và Phật bản mệnh tuổi Hợi. Thành tâm đeo Phật bản mệnh Phật A Di Đà, Ngài sẽ âm thầm phù độ, hộ mệnh cho bạn

+ Đeo mặt dây chuyền Phật A Di Đà, kết hợp với thiền định giúp tâm lắng đọng xuống, người tập trung hơn, trí tuệ sẽ được phát triển,…đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên bị stress, yếu bóng vía, thiếu tập trung.

+ Trừ tà, bảo vệ cho người đeo, nhất là khi đến những nơi nhiều âm khí như đám tang, nghĩa trang,…

+ Che chở, giảm nhẹ tai ương cho những người năm hạn, bị sao xấu chiếu

 

Sự Tích Phật A Di Đà ( Phật Bản Mệnh Tuổi Tuất )


Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: “Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì”. Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.

Vua ấy có nhiều người con và có một vị đại thần, tên là Bảo Hải( sau này thành phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni ), con dòng Phạm Chí, rất tinh thông về nghề xem thiên văn.

Bảo Hải có người con tên là Bảo Tạng. Lúc khôn lớn, thì Bảo Tạng xem biết việc đời là thống khổ thân mạng lại vô thường, tự nhiên sanh lòng chán ngán, bỏ cuộc vinh hoa, liền xuất gia tu hành, chẳng đặng bao lâu mà đã thành Phật, hiệu là Bảo Tạng Như Lai, đủ các đạo Pháp nhiệm mầu, thần thông rộng lớn. Khi thành Phật rồi, thì Ngài dạo khắp các nơi mà hóa độ chúng sanh, có nhiều hàng đệ tử đã chứng đặng quả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, nên nhơn dân ai nấy cũng sẵn lòng hoan nghinh.

Có một bữa kia, vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng cùng Đại chúng đến giảng Đạo tại vườn Diêm Phù, gần bên thành, thì tự nghĩ rằng: “Nay Ta muốn đến chỗ Phật, đặng xem coi giảng Đạo lý gì mà thiên hạ tín ngưỡng đông như thế!”

Nghĩ như vậy rồi, vua cùng các vị vương tử, đại thần và quyến thuộc bèn đến vườn Diêm phù lễ Phật vừa xong, liền đi chung quanh ba vòng, rồi ngồi bên Ngài mà nghe Pháp.

Vua nghe đức Bảo Tạng Như Lai diễn đủ các Pháp, thì lòng đã mở thông, căn thân thanh tịnh, rõ đường giải khổ, biết sự làm lành, liền quỳ xuống chấp tay mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi muốn sắm đủ những đồ ăn uống: áo chăn, mền nệm và thuốc men, đặng dưng cúng cho Ngài và đại chúng luôn trọn ba tháng ở đây mà giảng đạo, xin Ngài từ bi ai nạp”.

Vua lại khuyên bảo các vị vương tử, đại thần, quyến thuộc và nhơn dân rằng: “Các ngươi có biết hay không?

Nay Trẫm đã mở lòng bố thí, kính thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai và đại chúng đến mà cúng dường trọn ba tháng. Những đồ báu trọng ngon đẹp của Trẫm thọ dụng bấy lâu nay đều đem dâng cúng tất cả. Các ngươi cũng thể theo ý Trẫm xả bớt huyễn tài mà cúng Phật Tăng đặng cầu phước báu”

Cả thảy đều vâng lời vua khuyên, hết lòng sắm sửa lễ vật mà dưng cúng Phật

Có một hôm, quan Đại thần Bảo Hải, là phụ thân Đức Bảo Tạng Như Lai, nằm chiêm bao thấy vua Vô Tránh Niệm làm sự bố thí thì lớn, mà việc cầu phước báu thì nhỏ. Sự ao ước của vua còn thuộc về phước hữu lậu trong cõi nhơn thiên, chưa thoát ra khỏi luân hồi sanh tử.

Vậy nên quan Đại thần chẳng đặng vui lòng, bèn đến chỗ Phật Bảo Tạng Như Lai tỏ điềm chiêm bao ấy, và tâu với vua Vô Tránh Niệm rằng: “Muôn tâu Đại Vương! Xin suy nghĩ đến việc này. Về sự sanh tử luân hồi phải bỏ thân này mang lốp khác, nên khó đặng thân người. Nay Đại Vương đã cảm lấy phước báu làm đặng vương thân, thiệt là quí báu biết dường nào! Các Đức Phật tùy cơ duyên của chúng sanh cảm triệu mà ứng hiện ra đời, cũng như bông ưu đàm ứng thời mà nở, thiệt là ít có! Nay Đại Vương gặp Phật xuất thế, thì thần hân hạnh biết bao! Dứt trừ lòng dục vọng, làm mọi sự phước duyên, cũng là việc khó mà Đại vương làm đặng như vậy, thiệt là ít ai bì đặng!

Phật A Di Đà là ai trong phật giáo ?

 

Phật A Di Đà (Tiếng Phạn: Amitabha – Amitayus, Trung Quốc: Amituofo) là một vị Phật thường được mô tả trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông, một chi nhánh của Phật giáo thực hành chủ yếu ở khu vực Đông Á.

Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.

Được truyền cảm hứng bởi những lời dạy của Đức Phật Lokesvaraja, Phật A Di Đà đã lập ra 48 lời thề nguyện tuyệt vời để cứu độ chúng sinh. Lời thề thứ 18, là nền tảng của Tịnh Độ: “Nếu sau khi đạt được Phật quả, tất cả chúng sinh khát khao thành thực và đức tin để được tái sinh trong đất của tôi, niệm tên tôi 10 lần mà không được sinh ra ở đó, thì tôi không thể đạt được giác ngộ hoàn hảo.”

Kể từ đó, Phật A Di Đà sau 5 năm tu luyện, cuối cùng đã đạt được giác ngộ tối cao. Điều này có nghĩa là lời tuyên thệ từ bi và vĩ đại của Ngài giờ đây đã trở thành hiện thực, cõi Tây Phương Cực Lạc (Pure Land – Sukhavati) đã được thiết lập, đau khổ của chúng sinh sẽ được giải thoát nếu họ có đức tin để gọi tên Ngài.

Biểu tượng Phật A Di Đà ( Phật Bản Mệnh Tuổi Tuất )

Thật sự là khó để phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni, vì cả hai đều được miêu tả như là sở hữu tất cả các thuộc tính giống nhau. Phật A Di Đà có thể thường được phân biệt bởi Mudra (biểu tượng hay cử chỉ nghi lễ) của mình: Phật A Di Đà thường được mô tả, 2 bàn tay co lại và chạm vào nhau (như trong bức tượng A Di Đà ở Kamakura, Nhật Bản) khi ở tư thế ngồi. Trong tư thế đứng, Phật A Di Đà để tay trái ngang ngực còn tay phải ngửa ra và thả lỏng để đón nhận mọi chúng sinh.

Ý nghĩa của Mudra này là kết nối với tất cả chúng sinh, bàn tay mở rộng cho thấy rằng lòng từ bi A Di Đà được hướng đến những giống loài thấp nhất. Phật A Di Đà thường được miêu tả cùng với 2 vị trợ thủ: Bồ Tát Quán Thế Âm, người xuất hiện bên trái của Ngài và Bồ Tát Đại Thế Chí, người xuất hiện trên phải của Ngài.

Tây phương cực lạc – Cõi tịnh độ A Di Đà

Trong các phiên bản của kinh điển được biết đến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, lời nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đà nói rằng, bất kỳ chúng sanh trong vũ trụ mong muốn được sinh ra trong cõi Tịnh Độ A Di Đà và kêu gọi tên Ngài sẽ được đảm bảo tái sinh ở đó.

Lời nguyện thứ 19 của Phật A Di Đà hứa rằng, cùng với Bồ Tát và các Phật tử may mắn khác, sẽ xuất hiện trước mặt những người gọi tên Ngài vào lúc chết. Sự cởi mở này và việc chấp nhận tất cả mọi giống loài đã làm cho niềm tin Tịnh Độ là một trong những ảnh hưởng quan trọng trong Phật giáo Đại thừa.

Phật giáo Tịnh Độ bắt đầu phổ biến ở phía tây bắc Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan, từ đó nó lan sang Trung Á và Trung Quốc, và từ Trung Quốc sang Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Các kinh điển tiếp tục giải thích rằng, Phật A Di Đà sau khi tích lũy công đức vĩ đại qua vô số kiếp, cuối cùng đạt được Phật quả và vẫn còn sống trong khu đất của mình, nơi đó được gọi là Cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi tuyệt đẹp, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Các học thuyết cơ bản liên quan đến Phật A Di Đà và lời thề của Ngài được tìm thấy trong kinh Vô Lượng Thọ.

 

Ngày vía Đức Phật A Di Đà ( Phật Bản Mệnh Tuổi Tuất )


Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà như Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Đại Bổn A Di Đà… thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Thực ra, ngày 17 tháng 11 âm lịch là ngày sanh của Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ, Tổ sư đời thứ sáu của 13 vị Tổ tông Tịnh Độ Phật giáo Trung Quốc.

Theo Tiểu sử 13 vị tổ Tịnh Độ tông của HT.Thích Thiền Tâm, Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ (904-975), tự Xung Huyền, họ Vương ở Tiền Đường, người đời Tống. Lúc thiếu thời, ngài thích tụng kinh Pháp Hoa.

Lớn lên, Xung Huyền được Văn Mục Vương tuyển dụng, cho làm quan trông nom về thuế vụ. Nhiều lần Xung Huyền đem tiền công quỹ đến Tây Hồ mua cá trạnh phóng sanh nên bị pháp ty xử ngài vào tội tử. Lúc sắp đem đi chém, thấy ngài trước sau vẫn an nhiên điềm tĩnh nên lấy làm lạ mới cho diện kiến Văn Mục Vương. Vương hỏi duyên cớ, ngài đáp: "Tôi tự dụng của công, đáng tội chết. Nhưng toàn bộ số tiền đó, tôi dùng cứu được muôn ức sanh mạng, thì dù thân này có chết, cũng được vãng sanh về cõi Lạc bang, vì thế nên tôi không có gì phải lo sợ". Văn Mục Vương nghe qua cảm động, ra lịnh tha bổng. Ngài xin xuất gia, Vương bằng lòng.

Do đâu mà có pháp môn niệm phật ?


Muốn tìm hiểu về Tịnh độ tông hay pháp môn Niệm Phật, cần hiểu qua ba bộ kinh của Tịnh độ tông.

1. Vô Lượng Thọ Kinh

Theo kinh nầy, về thời đức Phật Thế Tự Tại Vương ra đời, có một vị quốc vương Kiều Thi Ca. Vua Kiều Thi Ca nghe đức Phật thuyết pháp liền bỏ ngôi vua, xuất gia làm vị tỳ kheo hiệu Pháp Tạng. Một hôm Ngài đảnh lễ Phật, quỳ xuống, chấp tay cầu nguyện Phật chứng minh và phát nguyện 48 lời nguyện. Do nguyện lực ấy, sau nầy thành đức Phật A Di Ðà.

Bộ Kinh nầy cũng gọi là: Ðại Bổn, Ðại A Di Ðà Kinh, Ðại Vô Lượng Thọ Kinh, Lại theo kinh Bi Hoa, về đời vua Chuyển Luân ThánhVương tên Vô Tránh Niệm có vị đại thần Bảo Hải. Vị nầy có người con tên là Bảo Tạng, tướng tốt dị thường sau xuất gia thành Phật, hiệu là Bảo Tạng Như Lai. Một hôm vua Vô Tránh Niệm nghe Phật thuyết pháp liền phát tâm muốn cúng dường các món ăn uống, y phục cho đức Phật và đại chúng trong ba tháng. Vị đại thần Bảo Hải khuyên vua nên phát tâm cầu đạo vô thượng. Vua liền phát nguyện sau nầy thành Phật sẽ làm giáo chủ một cảnh cực kỳ trang nghiêm thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh. Vua Vô Tránh Niệm phát nguyện xong, đức Bảo Tạng Như Lai liền Thọ Ký cho vua sau nầy sẽ thành Phật hiệu là A Di Ðà và cõi nước của ngài sẽ là cõi Cực Lạc Tây Phương. Vị Ðại Thần Bảo Hải sau nầy cũng thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Theo Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ bảy Hóa Thành Dụ : Về thời quá khứ rất xa, tại nước Hảo Thành có vị vua tu thành Phật hiệu là Ðại Thông Trí Thắng Phật. Khi còn ở ngôi báu ngài có 16 vương tử, khi nghe ngài đã thành Phật, 16 vị vương tử nầy liền xuất gia theo Phật Ðại Thông Trí Thắng tu hành, được Phật giảng dạy kinh Pháp Hoa, về sau cả 16 vị vương tử nầy đều thành Phật:

• Hai vị Phật ở phương Ðông : A Súc và Tu Di Ðính,

• Hai vị Phật ở Ðông Nam : Sư Tử Âm và Sư Tử Tướng,

• Hai vị Phật ở phương Nam : Hư Không Trụ và Thường Diệt,

• Hai vị Phật ở Tây Nam : Ðế Tướng và Phạm Tướng,

• Hai vị Phật ở phương Tây : A Di Ðà và Ðộ Nhất Thiết Thế Gian Khổ Não,

• Hai vị làm Phật ở Tây Bắc : Ða Ma La Bạt Chiên Ðàn Hương Thần Thông và Tu Di Tướng,

• Hai vị làm Phật ở phương Bắc là Vân Tự Tại và Vân Tự Tại Vương,

• Một vị là Phật ở Ðông Bắc : Hoại Nhất Thiết Thế Gian Khổ Não

• Vị thứ 16 chính là đức Thế Tôn ở cõi Ta Bà nầy.

2. Kinh Quán Vô Lượng Thọ:

Ghi lại việc xãy ra khi đức Thế Tôn ở tại núi Kỳ Xà Quật, do ngài cảm ứng lời cầu nguyện của hoàng thái hậu Vi Ðề Hy (con gái vua Maha Kosala và em vua Ba-tư-nặc xứ Kiêu-tát-la) bị vua A Xà Thế biệt giam ở cấm thất, ngài bảo đức Mục Kiền Liên cùng ngài A Nan đến đó, còn đức Thế Tôn hiện thân nơi ấy, giảng dạy cho bà Vi Ðề Hy phương pháp tu để giải thoát khỏi cảnh giới Ta Bà, bà Vi Ðề Hy nhờ thần lực của đức Thế Tôn, bà đã được thấy suốt nhiều cảnh giới, nhưng bà chọn cảnh giới Cực Lạc. Ðó là cảnh giới của đức Phật A Di Ðà. Ðức Phật đã dạy cho Bà Vi Ðề Hy phép Quán Vô Lượng Thọ.

Tưởng cũng nên nói qua nhân duyên Phật độ cho bà Vi Ðề Hy, hoàng hậu của Vua Tần Bà Sa La (còn gọi là Bình-sa vương 558 - 491 TCN), mẹ của vua A Xà Thế. Thời gian thái tử Tất Ðạt Ða còm tìm thầy học đạo, có đến thành Vương xá, là kinh đô vương quốc Ma Kiệt Ðà do Bình Sa Vương cai trị, Bình Sa Vương thấy ngài là một tu sĩ có tướng mạo cao quý, nên có đến thăm viếng và yêu cầu khi nào Thái Tử đắc đạo, mời trở lại viếng thăm vương quốc Ma Kiệt Ðà. Do đó sau khi thành đạo chẳng bao lâu và sau khi đã độ ông Ca Diếp và Mục Kiền Liên, đức Thế Tôn đã sớm trở lại vương quốc Ma Kiệt Ðà để độ cho Bình Sa Vương, lần gặp gỡ nầy, đức Thế Tôn giảng kinh Túc Sanh Truyện, Bình Sa Vương nghe qua chứng được quả Tu Ðà Hoàn và ngài đã cúng dường rừng trúc để xây dựng Trúc Lâm Tịnh Xá.

Trước kia, khi Hoàng hậu Vi Ðề Hy chưa có con, vua Bình Sa Vương đã đi lễ nhiều nơi để xin thần nhân giúp cho, một hôm có vị thầy tướng cho vua biết, ở ngọn núi Phú Lâu Na có bậc tiên nhơn đạo đức, sau ba năm nữa sẽ thác sanh làm con vua. Vì muốn sớm có con sau đôi ba phen thỉnh cầu mà không được, lần chót vua ra lệnh cho sứ hóa kiếp tiên nhân để sớm đạt được ý nguyện của mình. Do đó trước khi chết, tiên nhân phát nguyện : ‘’ Ngày nay vua dùng tâm và miệng sai người giết tôi, nếu tôi sanh làm con vua, cũng dùng tâm và miệng sai người giết vua ‘’. Chưa sanh mà đã có oán thù, cho nên A Xà Thế còn có tên là Vị Sanh Oán.

Khi đức Thế Tôn đã cao tuổi, Ðề Bà Ðạt Ða anh ruột của ngài A Nan, muốn thống lãnh Tăng đoàn, yêu cầu Phật truyền cho ông ngôi vị ấy, Phật biết Ðề Bà Ðạt Ða không xứng đáng nên chẳng khứng cho, Ðề Bà Ðạt Ða mới liên kết xúi dục Thái tử A Xà Thế cướp ngôi vua cha. Bình Sa Vương dẹp yên, biết con muốn làm vua, chẳng những không bắt tội mà ngài lại truyền ngôi cho A Xà Thế. Lên ngôi xong, A Xà Thế ra lệnh hạ ngục vua cha, không cho ăn uống, nhưng bà Vi Ðề Hy đã vào thăm và lén giấu thức ăn trong người để tiếp tế cho Bình Sa Vương, biết được việc nầy, A Xà Thế hạ lệnh giam bà Vi Ðề Hy ở cấm cung. Chính ở nơi đây, bà đã cầu nguyện đức Thế Tôn chỉ cho biết nguyên nhân, và dạy cho bà cách tu để thoát khỏi cảnh khổ ở thế gian nầy. Ấy là nguyên do Ðức Thế Tôn giảng Quán Vô Lượng Thọ Kinh.

Còn A Xà Thế, sau khi giam mẹ, ông sai người thợ cạo vào ngục thất để giết vua cha, liền sau đó ông được tin mình có con đầu lòng, lúc ấy ông mới biết tình cha con, ông vào cấm thất hỏi mẹ về tình cảm của vua cha đối với ông, bà Vi Ðề Hy đã kể lại những tình cảm cao cả Bình Sa Vương đã dành cho ông, ông hối hận truyền lệnh thả vua cha, nhưng lệnh của ông đã đến chậm hơn nhiệm vụ của người thợ cạo phải thi hành. Nhân quả đã xong. Ðể răn dạy người tu hành, những hành vi của Ðề Bà Ðạt Ða và vua A Xà Thế đối với Phật và cha mẹ trở thành ngũ nghịch tội, ai mắc phải, bị đọa vào ngục vô gián. Theo kinh Pháp Hoa, Phẩm Ðề Bà Ðạt Ða, đức Thế Tôn cho biết ở một tiền kiếp, Ðề Bà Ðạt Ða đã truyền dạy cho ngài kinh Pháp Hoa, nên ngài đã thọ ký cho Ðề Bà Ðạt Ða thành Thiên Vương Như Lai sau nầy. Còn vua A Xà Thế về sau thành một vị hộ pháp đắc lực, nhất là ông đã yểm trợ cho công cuộc Kiết Tập Kinh Ðiển lần thứ nhất.

Quán Vô Lượng Thọ kinh, đức Phật giảng 16 phép quán tưởng, để được vào Chín Phẩm của đức Phật A Di Ðà, đó là cõi cực lạc hay tịnh độ, nhưng Quán là pháp tu Thiền, Cho nên Quán Vô Lượng Thọ Kinh là pháp Thiền của Tịnh độ. Kinh nầy cũng còn được gọi là Thập Lục Quán Kinh.

3. Kinh A Di Ðà:

Kinh nầy Phật giảng cho ông Xá Lợi Phất và đại chúng tại Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc Viên, trong kinh nầy đức Phật đã mô tả sơ lược cảnh giới của đức Phật A Di Ðà, khuyên mọi người tu để được vãng sinh về cảnh giới ấy, cương yếu là đoạn kinh sau đây:

- Ông Xá Lợi Phất! Nếu có người trai lành, người gái thảo nào nghe nói về đức Phật A Di Ðà, cố gắng chuyên trì tên hiệu Ngài: hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng chẳng loạn, thì người ấy khi lâm chung sẽ được đức Phật A Di Ðà cùng các bậc Thánh, hiện ra trước người ấy, người ấy khi chết tâm không điên đảo, liền được sinh sang cõi nước cực lạc của đức Phật A Di Ðà.

Có thể nói đây là đoạn quan trọng, chính yếu để phát triển pháp môn Niệm Phật của tịnh độ tông. Kinh Vô Lượng Thọ được gọi là Ðại Bổn A Di Ðà nên kinh nầy còn được gọi là Tiểu Bổn A Di Ðà.

Căn cứ vào ba kinh: Vô Lượng Thọ (Khang Tăng Khải đời Tào Ngụy dịch), Quán Vô Lượng Thọ (Cương Lương Da Xá, đời Lưu Tống dịch), A Di Ðà (Thiên Thân soạn, Cưu Ma La Thập, đời Diêu Tần dịch) và bộ Luận Vãng Sanh Tịnh Ðộ (Thế Thân trước tác, Bồ Ðề Lưu Chi dịch), ngài Tuệ Viễn (334-416) xiển dương Quán Tưởng Niệm Phật, lập dựng nên tông phái Tịnh độ. Khác với Thiền Tông có truyền thừa, Tịnh Ðộ Tông tôn vinh những vị chứng quả thành Tổ, Phật giáo Trung Quốc đã tôn vinh ngài Tuệ Viễn là Sơ Tổ Tịnh Ðộ Tông, và lần lượt tôn vinh các vị Tổ Tịnh Ðộ Tông như sau 1) Tuệ Viễn, 2) Thiện Ðạo, 3) Thừa Viễn, 4) Pháp Chiếu, 5) Thiếu Khang, 6) Diên Thọ tự Xung Huyền, hiệu Trí Giác, 7) Tỉnh Thường tự Thứu Vi, 8) Châu Hoằng tự Phật Huệ, hiệu Liên Trì, 9) Trí Húc tự Ngẫu Ích, 10) Hành Sách, 11) Thật Hiền tự Tư Tề, hiệu Tỉnh Am, 12) Tế Tỉnh tự Triệt Ngộ, 13) Ấn Quang.
Ý nghĩa tên đức Phật A Di Đà
Vị đức Phật làm giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc chính là Đức Phật A Di Đà. Theo như tên của Ngài có 3 ý nghĩa, đó chính là:

Vô lượng quang mang ý nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài chiếu khắp các nơi.
Vô lượng thọ mang ý nghĩa thọ mạng của Ngài sống không không kể hết được.
Vô lượng công đức mang ý nghĩa là những công đức mà Ngài đã làm cho cuộc sống này không ai kể xiết.

 

Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa là gì?

“Nam Mô A Di Đà Phật” là câu niệm Phật cửa miệng được phật tử, người dân thường xuyên nhắc đến. Vậy Nam mô A Di Đà Phật có nghĩa là gì? Câu chú này có tác dụng gì?


Trong Phật giáo, Nam Mô A Di Đà Phật được gọi là Lục tự Hồng danh (Danh lớn 6 chữ). Sáu chữ này lưu truyền rộng rãi, có sức ảnh hưởng sâu rộng. Ý nghĩa câu Nam Mô A Di Đà Phật như sau:

- Nam Mô: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.
- A: Có nghĩa là Vô, Không
- Di Đà: Nghĩa là lượng
- Phật: Người Giác ngộ
Vậy Nam Mô A Di Đà Phật là: Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng hoặc cũng có nghĩa là: Con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô lượng.

Niệm A Di Đà Phật có tác dụng gì?


A Di Đà Phật là một vị Phật (tiếng Phạn là Amitābha), Ngài còn có danh hiệu là Vô Lượng Phật, Vô Lượng Quang Phật, Vô Lượng Thọ Phật, là một trong các vị Phật quan trọng nhất trong Phật giáo.
Phật A Di Đà là giáo chủ của Thế giới Tây phương Cực Lạc, là thế giới mà Ngài kiến lập. Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của Thế giới Ta Bà, tức là thế giới có chúng ta đang sinh sống.
Niệm Phật A Di Đà là một cách tu, nhanh chóng, dễ dàng, dựa vào tha lực và đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, bằng cách nhất tâm niệm danh hiệu của Ngài: "Nam mô A di đà Phật". Để trau dồi đức hạnh và xoa dịu những khổ đau cho mình và những người chung quanh trong cuộc sống mỗi ngày.

Mặt khác, nó còn tự đưa mình hướng vào trong việc chuyển hóa những ý nghĩ, hành động và lời nói của chính mình. Theo chiều hướng thiện lành qua bốn mươi tám lời nguyện này, để đạt được tự tánh thanh tịnh của bản thân.
Phương pháp tu đơn giản này cũng là phương tiện hữu hiệu giúp cho sự tự lực của chính mình thoát khỏi những hố sâu của tội lỗi, bằng việc tự chánh niệm.
Bởi vì chánh niệm là ánh sáng tỉnh thức để giúp cho tâm: thấy, biết, nhận định được ý nghĩa tốt đẹp của sự sống. Bằng cách biết sống đạo đức, qua bốn đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả sẵn có trong lòng mỗi người.
- Niệm Phật giúp làm giảm các cảm xúc tiêu cực như: Tức giận, thù hận hay chấp trước
- Niệm Phật giúp làm giảm sự thèm khát, tham lam và thay vào đó là nuôi dưỡng Bồ đề tâm để giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi đau khổ
- Niệm Phật là một hình thức chánh niệm giúp chúng ta sống tích cực trong khoảnh khắc hiện tại
- Niệm Phật là một liệu pháp trấn an tâm lý tuyệt vời
- Niệm Phật tạo niềm hy vọng, giúp chúng ta có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong tương lai
- Niệm Phật như một lời nhắc nhở chúng ta là con của Phật, từ đó chúng ta phải suy nghĩ và hành động theo những lời dạy của Phật.

Cách niệm A Di Đà Phật


Để niệm Phật đúng cách, chúng ta phải coi đó như một lời nhắc nhở chúng ta là con của Phật, phải suy nghĩ và hành động theo lời dạy của Phật.

Vì sao người Việt chắp tay và niệm ‘Nam mô a di đà Phật’ khi cúng bái?

Khi đứng trước bàn thờ tổ thiên hay đền, đình, miếu nhiều người Việt thường chắp tay theo kiểu nhà Phật và khấn ‘Nam mô a di đà Phật…’. Khấn như vậy đúng hay sai, vì sao lại chắp tay?

Mỗi lần cúng kiếng, cầu nguyện người Việt thường niệm: “Nam mô a di đà Phật”. Vậy câu này có ý nghĩa thế nào và vì sao lại chắp tay. Thanh Niên xin giới thiệu bài viết của ông Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương, về vấn đề này.
Nam mô (Namah): Phiên âm tiếng Sanskrit Namah, có nghĩa như quy y, quyết tâm vâng theo, cung kính và nương theo gửi đời mình cho Phật. Ðây là giai đoạn thủy giác có nội dung bao gồm năng niệm, trì giới, diệu quan sát thế gian giới, là bắt đầu đi trên con đường giác ngộ.
A di đà (Amitābha): Phiên âm tiếng Sanskrit Amitābha, có nghĩa vô lượng quan và vô lượng thọ, chỉ năng lực bất tư nghị của đức di đà. Ðây là giai đoạn tương tục giác, có nội dung bao gồm tương tục niệm, thiền định thâm nhập pháp giới, bình đẳng tánh trí, là liên tiếp trì niệm trên suốt hành trình giác ngộ.
Phật: Phiên âm tiếng Sanskrit Buddha, tức Phật đà nói tắt, có nghĩa là giác ngộ, dứt khỏi luân hồi, giải thoát. Ðây là giai đoạn bản giác, có nội dung bao gồm thành tựu sở niệm, trí huệ, là đại viên cảnh trí, vô tận sở hữu trí, viên thành Phật quả.

 

Phật bản mệnh tuổi Bính Tuất là ai? Người tuổi tuất nên đeo phật bản mệnh nào để gặp may mắn ?

Tuổi Bính Tuất hợp với màu gì và kỵ màu sắc nào nhất? Theo phong thủy ngũ hành, người tuổi Bính Tuất sinh năm 1946, 2006 mệnh Thổ rất hợp với các màu Đỏ, Cam, Tím, Vàng, Nâu và kỵ những màu xanh nước biển hoặc đen.

Theo quan điểm của khoa học phong thủy, màu sơn nhà, màu xe hay màu sắc trang phục quần áo, túi xách, giày dép, trang sức có vai trò to lớn trong việc cân bằng, hỗ trợ và điều hòa yếu tố âm dương – ngũ hành của bản mệnh từng người. Do đó, nắm bắt cách thức sử dụng màu sắc sao cho phù hợp với quan điểm của quy luật phong thủy là việc bạn nên cân nhắc để quan tâm mỗi ngày.


Đối với những người tuổi Bính Tuất 2006, trong cuộc đời sẽ phải trải qua rất nhiều những thăng trầm, sóng gió đôi khi rất vất vả, mệt nhọc trong cuộc sống. Nhưng từ khoảng 30 tuổi trở đi mới có nhiều cơ hội thuận lợi cho công danh phát triển, có thể đạt được danh vọng và địa vị nhất định trong xã hội. Người tuổi Bính Tuất 2006 có số số hưởng thọ từ 75 tuổi đến 86 tuổi. Đặc biệt, nếu người tuổi Bính Tuất 2006 sống hiền lương, làm nhiều việc thiện thì tự khắc tuổi thọ được gia tăng.

Tuổi Bính Tuất 2006 nên đeo phật bản mệnh nào để gặp may mắn ?


- Năm sinh dương lịch: 1946, 2006 và 2066

- Năm sinh âm lịch: Bính Tuất

- Mạng Thổ

- Màu tương sinh: Người mạng Thổ có khá nhiều sự lựa chọn màu cho trang phục trong ngày đầu năm mới. Bởi họ rất hợp với màu đỏ, màu hồng (Hỏa sinh Thổ), còn màu vàng và vàng đất lại chính là màu bản mệnh của Thổ nên càng tốt hơn.

- Màu tương khắc: Người mạng Thổ nên tránh dùng màu xanh trong trang phục vì Mộc khắc Thổ.

Ngũ hành tương sinh


Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.

Quan hệ tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là nuôi dưỡng, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa…

Ý nghĩa các màu hợp với tuổi Bính Tuất 2006

Màu đỏ: Màu đỏ là màu thuộc hành Hỏa, là màu hợp mệnh Hỏa, có ý nghĩa tương hợp. Màu đỏ tượng trưng cho máu và lửa, lòng nhiệt huyết, sức mạnh và quyền lực. Màu đỏ đôi khi dưới ý nghĩa tiêu cực, cũng là biểu tượng của chiến tranh, sự tàn khốc. Từ thời xa xưa, con người đã có những cảm xúc mãnh liệt cháy trong người và họ sợ hãi với màu đỏ khi nó gắn liền với lửa và máu, chiến tranh và sự hi sinh. Ngoài ra, màu đỏ đậm thường tượng trưng cho sự quyết tâm mạnh mẽ, phù hợp với những người lãnh đạo. Màu đỏ nhạt tượng trưng cho sự đam mê, hưởng thụ và sự nhạy cảm. Màu đỏ tím tượng trưng cho sự nữ tính, lãng mạn, tình yêu và tình bạn. Là một màu nóng, màu của máu và lửa, tượng trưng cho năng lượng thể chất, ham muốn và đam mê. Những người thích màu đỏ có cá tính mạnh mẽ, quyết đoán, cam đảm, táo bạo, nhiệt tình, bốc đồng, thú vị và hung hăng. Có một niềm đam mê quyền lực khá lớn.

Màu cam: Màu cam cũng là màu thuộc hành Hỏa, là màu hợp mệnh Hỏa, có ý nghĩa tương hợp. Màu cam là sự kết hợp của màu đỏ và màu vàng. Đó là một màu tươi sáng và ấm áp. Nó đại diện cho lửa, mặt trời, vui vẻ, ấm áp và môi trường nhiệt đới. Màu cam mang đến sự vui tươi, phấn khởi, là biểu tượng cho sự nỗ lực, sáng tạo và cuốn hút. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sử dụng đồ vật màu cam có thể tăng tính tư duy và sáng tạo, giúp đạt hiệu quả cao trong công việc.

Màu tím: Màu tím cũng là màu thuộc hành Hỏa, là màu hợp mệnh Hỏa, có ý nghĩa tương hợp. Màu tím là sự pha trộn giữa màu đỏ và màu xanh, màu sắc đẹp để thưởng thức và tạo ra từ hai màu tuyệt vời, xanh và đỏ. Thường thì màu tím có liên quan đến sự sang trọng, sức mạnh, trí tuệ, sáng tạo và ma thuật. Màu tím tượng trưng cho sức mạnh, quyền uy, giàu có và thèm khát. Trong nghệ thuật, màu tím là màu của sự sáng tạo và huyền bí. Đây là màu sắc ít thấy trong tự nhiên.

Màu vàng: Đó là màu sáng nhất mà mắt người có thể nhìn thấy. Màu vàng có ý nghĩa đại diện cho tuổi trẻ, niềm vui, niềm vui, ánh nắng mặt trời và những cảm giác hạnh phúc khác. Màu vàng thường được liên tưởng tới ánh sáng nên nó cũng là màu của trí tuệ, sự thông thái, anh minh. Màu vàng thường mang lại cảm giác ấm áp, làm con người thấy thoải mái, hoạt động dưới nắng vàng làm tăng sự linh hoạt trí óc. Màu vàng có liên quan đến việc học. Đó là một màu sắc cộng hưởng với bên trái (hoặc logic) của não, nơi nó kích thích tâm lý và nhận thức của chúng ta. Màu vàng tạo cảm hứng cho suy nghĩ và sự tò mò và nó sáng tạo từ quan điểm tinh thần, màu sắc mang đến những ý tưởng mới. Ở phương Đông, màu vàng là biểu tượng của hoàng gia, quý tộc, mang ý nghĩa danh dự và lòng trung thành.

Màu nâu: Màu nâu là màu của sự bền vững và chắc chắn, ổn định, cấu trúc và hỗ trợ. Đồng thời nó cũng là màu sắc tượng trưng cho sự nam tính. Đó là một màu sắc toát lên sự thoải mái về thể chất, sự đơn giản và chất lượng. Từ góc độ tiêu cực, màu nâu cũng có thể, trong những trường hợp nhất định, mang lại ấn tượng về sự keo kiệt.

Màu xe phù hợp với người tuổi Bính Tuất


Xe màu đỏ, màu cam, màu tím, màu vàng: Đây là những màu tượng trưng cho người mệnh Hỏa. Người tuổi Bính Tuất đi xe này sẽ ít bị tai nạn, ăn nên làm ra.
Xe màu vàng, màu nâu đất: Đây là màu bản mệnh của người tuổi Bính Tuất – sinh năm 2006. Khi lựa chọn màu này người tuổi Bính Tuất sẽ dễ tìm được và không bị lạc. Làm ăn phát triển, thuận lợi

Màu xe cấm kỵ đối với người sinh năm Bính Tuất


Xe màu trắng, màu ghi, màu xám: Đây là màu tượng trưng cho hành Kim. Bởi theo ngũ hành thì Thổ sinh Kim mà người tuổi Bính Tuất lại là người mệnh Thổ. Khi đi xe màu này sẽ dễ xảy ra tai nạn, bị thương, sức khỏe ốm yếu, nặng có thể chết vì tai nạn xe cộ.
Xe màu xanh nước, màu đen: Màu tượng trưng cho người mệnh Thủy. Theo ngũ hành thì Thổ khắc Thủy, tức khi đi xe hay bị hỏng và dễ sinh tai nạn.
Xe màu xanh lục: Đây là màu tượng trưng cho người mệnh Mộc. Theo ngũ hành thì Thổ khắc Mộc. Chính vì thế, người đi xe có màu này thường dễ bị tai nạn, hao tốn tiền bạc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

 


Chuyên Bán  Nước Hoa Nam Xách Tay  Giá Cạnh Tranh Nhất 

Đặt Hàng Qua Điện Thoại Xin Liên Hệ Theo Số 

-----------------o0o-------------------

090.2277.552 - 0979.013.387 


Nhắn Tin Gọi Điện Miễn Phí Zalo : 0902277552