Sản phẩm nằm trong danh mục:
MUA PHẬT BẢN MỆNH GIÁ RẺ TẠI HÀ NỘI -> Phật Bản Mệnh Tuổi Mão ( Phật Văn Thù Bồ Tát ) -> Phật Bản Mệnh Tuổi Tân Mão 2011 và 1951
Phật bản mệnh là gì? Có Nên Đeo Phật Bản Mệnh Hay Không ?
Phật bản.mệnh hay còn gọi là các vị Phật phù hộ cho 12 con giáp gồm có 8 vị Phật quản lý 12 con giáp.
Mỗi con giáp lại tương ứng với mệnh của mỗi con người sinh ra.
Do vậy, mỗi người trong chúng ta đều có vị phật hợp tuổi đi theo và phù hộ độ trì.
Nguồn gốc của 8 vị Phật bản mệnh 12 con giáp:
Trong Pháp Uyển Châu Lâm có viết rằng: Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn bể có 12 loài thú và được Bồ Tát giáo hóa.
Khi cõi người mở ra, Bồ Tát đã dặn 12 loài thú này hóa thân vào linh hồn và bảo vệ các nhóm người dựa theo năm tuổi.
Và đồng thời mỗi loài thú lại ứng với vị Phật độ mệnh mang theo tâm hồn từ bi, hướng thiện của nhà Phật.
Và mỗi người vì thế được Phật phù hộ độ trì, che chở trong suốt cuộc đời.
Nhiều người thắc mắc là có 12 vị Phật bản mệnh hay không? Thực chất chỉ có 8 vị Phật bản mệnh cho 12 con giáp mà thôi.
Ý nghĩa đeo Vòng Tay Phong Thủy Phật bản mệnh đối với Phật Giáo
Phật bản mệnh là Phật độ trì cho con giáp của bạn, là 1 trong những vật phẩm phong thủy rất linh thiêng. Sản phẩm không chỉ đơn giản là 1 món trang sức bình thường mà nó còn ẩn chứa niềm tin và sự tin cậy. Mong muốn giữ Phật bên mình đời đời bình an.
Phật bản mệnh soi đường dẫn lối hướng đến cuộc sống tốt đẹp: mang Phật bản mệnh để nhắc nhở bản thân mình luôn sống thiện, theo lẽ phải và hướng tới những điều tốt lành. Mỗi khi có ý niệm hoặc hành động không đúng với luân thường đạo lý thì nhìn Phật để quay đầu lại, tuyệt đối không được làm điều ác.
Chọn đúng vị Phật độ trì cho tuổi của mình
Việc đầu tiên trước khi bạn quyết định mua sản phẩm vị Phật bản mệnh để Phật phù trợ, bạn nên tìm hiểu để biết vị Phật nào sẽ độ trì cho con giáp của bạn. Vì Phật bản mệnh sẽ phù trợ cố định suốt đời theo tuổi của bạn, chứ không phải thay đổi theo năm
Vị Phật nào độ trì cho tuổi của bạn ?
Tuổi Tý hợp mặt Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn
Tuổi Sửu, Dần hợp mặt Phật Hư Không Tạng Bồ Tát
Tuổi Mão hợp mặt Phật Văn Thù Bồ Tát
Tuổi Thìn, Tỵ hợp mặt Phật Phổ Hiền Bồ Tát
Tuổi Ngọ hợp mặt Phật Đại Thế Chí Bồ Tát
Tuổi Mùi, Thân hợp mặt Phật Như Lai Đại Nhật
Tuổi Dậu hợp mặt Phật Bất Động Minh Vương
Tuổi Tuất, Hợi hợp mặt Đức Phật A Di Đà
Ý nghĩa đeo Phật bản mệnh đối với sức khỏe. Tác Dụng Vòng Tam Hợp Trong Phong Thủy ?
Đeo dây chuyền tốt cho sức khỏe: Sản phẩm chất liệu bằng đá tự nhiên hoặc bạc thái sẽ tốt cho người sử dụng. Với sản phẩm chất liệu bằng đá sẽ giúp tăng nguồn năng lượng, còn với chất liệu bằng bạc sẽ tốt cho sức khỏe và sức đề kháng cơ thể (tránh các bệnh về cảm cúm, diệt khuẩn và giảm bệnh về viêm khớp,…). Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về công dụng của bạc, mời bạn đọc ngay bài viết “12 công dụng tuyệt vời chỉ có ở bạc”.Phật bản mệnh mang đến sức khỏe an yên
Ý nghĩa đeo trang sức Phật bản mệnh đối với công việc
Phật bản mệnh giúp tăng tài lộc, phát triển sự nghiệp: Không chỉ tốt về sức khỏe nhiều người chọn đeo Phật bản mệnh khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình được thuận buồm xuôi gió hơn. Mong Phật bên mình, độ trì cho mình để tránh tiểu nhân hãm hại, nếu có khó khăn thì có thể vượt qua. Hướng đến sự nghiệp phát triển hơn, con đường rộng mở và tốt lành hơn.
Ý nghĩa đeo trang sức Phật bản mệnh đối với gia đình
Mong muốn gia đình hạnh phúc: Trong phong thủy thì còn mang đến ý nghĩa về tình duyên và hạnh phúc. Chính vì vậy mà nhiều người chọn đeo Phật bản mệnh để hóa giải lận đận về đường tình duyên, gặp được 1 nửa của mình. Với ai có gia đình thì mong muốn gia đình được bảo vệ, tránh những điều không hay.
Ý nghĩa Phật bản mệnh làm quà tặng
Chính vì những lý do trên, mà nhiều người chọn Phật bản mệnh để làm món quà tặng cho người thân yêu của mình. Mong những điều tốt lành như trên sẽ đến với họ, thay mình bảo vệ những người thân yêu.
Vòng Phật Bản Mệnh, tác dụng đầu tiên chính là khiến cho bạn bình an từ tâm. Điều này không loại phong thủy nào mang lại được ngoài Phong thủy tâm linh – Phật Bản Mệnh.
Mỗi khi bạn thấy không ổn, bạn đến chùa và cảm thấy bình an. Không phải do việc đến chùa đem lại cho các bạn cảm giác đó. Mà đó là do tâm các bạn đã định.
Vòng Phật Bản Mệnh giúp bạn hàng ngày hàng giờ định tâm.
Đó là lý do vì sao khách hàng ngay từ những hôm đầu tiên đeo vòng Phật Bản Mệnh đã cảm thấy sao mọi việc trở lên nhẹ nhàng đến vậy, dường như không có điều gì tác động khiến cho mình dễ thất vọng, dễ nổi nóng, dễ phiền não như trước nữa.
Chân tâm là ngôi chùa của chính bạn. Khi bạn lắng tâm và quán chiếu được mọi việc thì đâu cần phải tìm đến bất kì ngôi chùa nào để tìm sự bình yên.
Bạn đã tìm thấy được sự bình yên ngay chính tại tâm mình bất kể mọi việc xoay vần, đều có thể bình tĩnh để xử lý được một cách tốt nhất.
Vòng Phật Bản Mệnh giúp bạn hóa giải nghiệp.
Đó là khi bạn thỉnh Phật và hình tượng ấy giúp bản thân tự liên hệ, tự hoàn thiện các phẩm chất nhân văn, sống hài hoà hơn mỗi ngày.
Những quả phước thiện sẽ đè nén tất cả quả bất thiện khác hoặc nếu quả xấu có hiện hành thì cũng trở thành nhỏ, không đáng kể, không nguy hại.
Nên mua Phật bản mệnh ở đâu?
Tại Việt Nam hiện nay, Phong thủy hà nội là nơi cung cấp vật phẩm phong thủy chất lượng và uy tín nhất. Tại Phong thủy hà nội , quý khách hàng sẽ được:
Tư vấn và tham khảo sản phẩm dưới sự hướng dẫn tận tình chu đáo của đội ngũ nhân viên. để được hỗ trợ nhanh nhất vui lòng nhắn tin qua zalo 090.2277.552 để shop hỗ trợ nhanh nhất .
Mọi sản phẩm đều là hàng chất lượng với nguồn gốc tự nhiên trân quý.
Sản phẩm được chế tác tinh xảo và bắt mắt với sắc thái tượng có hồn.
Có rất nhiều chủng loại đá tự nhiên quý hiếm được thu thập ở khắp nơi trên mọi quốc gia.
Có nên đeo dây chuyền mặt phật không?
Theo quan niệm phật giáo, đức phật yêu thương chúng sinh, từ bi, độ lượng, chấp nhận bị nười khác vu oan mà không thù hận, luôn thông cảm, bao dung với mọi người. Vì vậy mà trong phong thủy, hình ảnh đức phật tượng trưng cho lòng từ bi, hướng thiện, điềm lành, hóa giải vận xui, phiền muộn trong cuộc sống.
Nhiều người cho rằng đeo dây chuyền phật giúp bình an đồng thời mang phong thủy tốt. Tuy nhiên, đồ vật không thể mang lại phong thủy tốt nếu như bản thân người đeo không làm những việc tốt.
Hình tượng phật rất linh thiêng, khi đeo dây chuyền phật không nên coi đây chỉ là một món trang sức để trang trí mà hãy coi nó là bùa hộ thân, trân quý như báu vật, khi gặp điều bất trắc hay nguy hiểm trong cuộc sống hãy niệm “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát” hoặc “Nam Mô A Di Đà Phật”, đức phật sẽ bảo vệ cho bạn.
Những người lớn tuổi thường thích đeo dây chuyền mặt phật để nhắc nhở bản thân luôn nhớ niệm phật, giữ gìn 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh và giữ gìn sự bình yên trong tâm hồn.
Những lưu ý khi đeo Phật bản mệnh
Phật bản mệnh sẽ phù hộ và độ trì cho người đeo tốt hơn nếu biết sử dụng đúng và ngược lại. Những lưu ý khi đeo Phật bản mệnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng sản phẩm linh thiêng này.
Phật là sự linh thiêng và tôn quý do đó khi đeo Phật bản mệnh không nên để mặt Phật tiếp xúc với những nơi bẩn thỉu, ô uế. Tốt nhất khi tiếp xúc với những vật bẩn, ô uế hàng ngày nên tháo mặt Phật và bảo quản tại nơi khô ráo.
Khi đeo mặt Phật phải thể hiện sự tôn kính với đức Phật, tâm luôn hướng thiện và không làm việc xấu. Không nên để mặt Phật tại những nơi tối tắm, bẩn thỉu, có thể dùng vải vàng, vải đỏ bọc lại. Không để mặt phật ở dưới vật khác.
Trong quá trình đeo mặt Phật không nên để va chạm tiếp xúc với người lạ. Nếu thấy mặt Phật đã cũ thì có thể đổi sang mặt Phật mới để giúp giá trị độ trì được tốt hơn. Nên vệ sinh sạch sẽ mặt Phật thường xuyên bằng khăn bông trắng, nước sạch và phấn đàn hương.
Khai quang Phật bản mệnh là gì?
Khai quang Phật bản mệnh (còn được gọi là hô thần nhập tượng hoặc lễ an vị) là thủ tục bắt buộc để vị linh vật nhận chủ, tức là vị Phật bản mệnh nhận người sở hữu linh vật để đi theo độ trì và phù trợ cho họ.
Cách Khai Quang Phật Bản Mệnh
Việc khai quang mặt Phật vô cùng quan trọng, cần phải thực hiện 1 cách trang nghiêm. Tuy nhiên, không nhất thiết bắt buộc tất cả các linh vật đều phải được đưa đi khai quang (vì nhiều người có chánh niệm tốt thì vị Phật cũng đã đi theo và phù trợ cho họ rồi và niềm tin của họ vượt qua cả hình thức khai quang điểm nhãn. Hoặc những người không thể kiêng giữ được một số điều như tâm luôn hướng thiện, để linh vật nơi sạch sẽ, tránh ô uế,.. thì có thể không cần phải khai quang linh vật Phật).
Các bước để khai quang Phật bản mệnh ở đền chùa
Bước 1: Chuẩn bị trước những thứ cần thiết là vị Phật bản mệnh (nên là chất liệu đá tự nhiên hoặc bạc thái), thông tin của người sở hữu và một số đồ vật gồm dầu thơm, thay nước tinh khiết, khăn sạch,.. và một số lễ vật (nhang khói, bánh kẹo, hoa quả) và chút tiền nhang khói đèn dầu cho nhà chùa.
Bước 2: Tìm đến địa chỉ uy tín để nhờ sư thầy khai quang (địa chỉ bạn có thể tham khảo cuối bài đọc). Một lưu ý nên chọn thời điểm lúc sáng để khai quang là tốt nhất. Vì đó là thời điểm âm khí (đêm) và dương khí (ngày) khá hòa hợp, ở 1 mức vừa phải nhất).
Bước 3: Đưa những thứ cần thiết lên chùa và sư thầy sẽ hướng dẫn bạn. Bạn có thể biết qua một số công đoạn để khỏi bỡ ngỡ như bắt đầu cần phải làm sạch linh vật bằng cách đổ dầu thơm vào thau nước sạch để rửa hết bụi bẩn, dấu vân tay,.. sau đó lau sạch bằng khăn và để lên trên Đạo tràng. Khi cúng thì sẵn nhang, nến, nước lạnh cho tượng Phật.
Bước 4: Khai quang thì bước này sư thầy sẽ làm cho bạn, bạn chỉ cần cúng vái là được (sẽ dùng miếng vải đỏ trùm lên mắt của vị Phật và bắt đầu đọc chú hô thần nhập tượng Phật).
Bước 5: Hoàn thành, sau khi khai quang thì bạn cần lưu ý đến việc giữ gìn mặt Phật bản mệnh tốt nhất có thể. Để tránh làm vỡ do vô ý thì bạn có thể chọn chất liệu sản phẩm bằng bạc là tốt nhất.
Khai quang (thỉnh) mặt Phật bản mệnh tại nhà
Ngoài ra, còn 1 cách để khai quang mặt Phật bản mệnh nữa mà không cần đến Chùa. Đó là sẽ tự làm ở nhà và người thực hiện chính là chủ nhân sở hữu linh vật (hoặc 1 đại sư đến tận nhà bạn để làm, nhưng cách này tốn khá nhiều chi phí). Khi tâm bạn đủ lớn thì dù bạn không có pháp lực như các đại sư thì bạn vẫn có thể tự mình thực hiện được nghi thức này. Vì “Pháp lực không bằng pháp tâm”. Nếu bạn đủ tự tin vào bản thân mình thì để khai quang được tốt đẹp thì bạn chỉ cần chuẩn bị những thứ như bên trên và bước 4 đọc chú hô thần nhập tượng thì bạn thực hiện những bài đọc dưới đây:
Nam Mô “Đức Văn Thù Bồ Tát” (3 lần) (nếu là vị Phật khác thì bạn thay vào đây)
Phù hộ độ trì cho con là : (đọc họ và tên người sở hữu)
Niên sinh :
Được an sinh bản mệnh, vững vàng bản tâm, thân gần bậc tôn quý, xa lánh kẻ tiểu nhân, khai tâm khai sáng, bền chí bền tâm không cho chúng ma quỷ vong linh âm binh chòng ghẹo.
Phật Pháp vô biên cho con tâm không âu lo, tâm không phiền não, thân không bệnh tật, cho con vận đáo hanh thông. Cho con tăng thêm lý tính, khai thêm trí huệ, cho vạn sự an yên cho tâm linh hết thảy không ngại
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, đường dương chưa tỏ, đường âm chưa thấu, pháp chưa khai quang, tâm chưa thanh tịnh, nếu có điều gì si mê lầm lỡ xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Cúi mong các Vị từ bi gia hộ chi bản mệnh con được kiên định, an nhiên yên lành.
Con xin chân tâm bái tạ
( con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần )
( con Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát – 3 lần )
( con Nam Mô Đức Hư Không Tạng Bồ Tát 3 lần )
Kết thúc thì khấn lạy.
xin đừng sợ vong, nếu bạn đã tin là có vong, vậy hãy tin là thế gian còn có Phật, thế gian còn có Thánh. Và còn có gia tiên họ nhà mình
Nếu đã tín Phật nếu đã tín Thánh, nếu đã thờ phụng gia tiên, dù muôn nơi khắp chốn cũng sẽ đc gia hộ, dù vạn trùng khó khăn cũng sẽ đc độ trì, khi đấy thì còn sợ gì vài vong linh nhỏ nhỏ.
Thỉnh Phật Bản Mệnh sớm, Hạnh Phúc Bình An sớm, Thành Đạt sớm.
Hỗ Trợ Tư Vấn Qua Zalo : 090.2277.552
Phật bản mệnh tuổi Mão là ai? nên đeo phật bản mệnh nào để gặp may mắn ?
Mặt phật bản mệnh tuổi Mão là Phật Văn Thù bồ tát. Phật Văn Thù là biểu tượng của sự thông minh, trí tuệ sáng. Chính vì vậy, mà Phật giúp người con giáp tuổi Mão khai sáng tư duy, có trí tuệ tinh thông để công việc, học hành, thi cử của bạn được suôn sẻ, thành công.
Mặt dây chuyền phật bản mệnh Văn Thù Bồ Tát (Văn Thù Sư Lợi) người được coi là biểu tượng của trí tuệ với một trí óc thông sáng. Giúp người tuổi mão đầu óc luôn minh mẫn, sáng suốt, học hành thi cử đỗ đạt và sự nghiệp thuận lợi.
Ý nghĩa hình tượng Phật bản mệnh Văn Thù Bồ Tát tuổi Mão
Trong 12 con giáp thì mỗi con giáp đều có một vị Phật bản mệnh độ mạng riêng cho mình đối với người tuổi Mão sinh vào các năm 1939, 1951, 1963, 1975, 1987, 1999, 2011 thì được Phật Văn thù bồ tát luôn ở bên che chở, độ mệnh, soi đường chỉ lối.
Tương truyền Phật Văn Thù Bồ Tát được sinh ra từ xương sườn phải của Phật Bà La Nhờ tâm đức trong sáng và tài trí hơn người mà người sớm trở thành thị giả, sau đó đắc đạo và trở thành Phật, lấy hiệu là Phổ Biến Chiếu Như Lai.
" Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa. Nó mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận và đưa con người đến trí tuệ viên mãn.
Trong khi đó, tay trái của Ngài đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã trong tư thế như ôm ấp vào giữa trái tim. Đây là biểu trưng cho tỉnh thức, giác ngộ. Đôi khi, chúng ta cũng thấy tay trái của Ngài cầm hoa sen xanh, biểu thị cho đoạn đức. Có nghĩa là dùng trí tuệ để dứt sạch mọi nhiễm ô tham ái, như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm bùn.
Chiếc giáp Ngài mang trên người gọi là giáp nhẫn nhục. Nhờ nó nên các mũi tên thị phi không xâm phạm vào thân. Nó có thể che chở cho Ngài vẹn toàn tâm từ bi do đó bọn giặc sân hận oán thù không thể nào lay chuyển được hạnh nguyện của Bồ tát. Bồ tát không bao giờ rời chiếc giáp nhẫn nhục bởi nếu thiếu nó thì các Ngài không thể nào thực hiện được tâm Bồ đề "
Văn Thù Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ là vị phật độ mạng cho người tuổi Mão. Người có thể giúp người tuổi Mão khai thông trí tuệ, học hành được thành tựu, sự nghiệp phát triển thuận lợi, Tịnh tâm giúp thoát khỏi phiền não, đồng thời giúp nhân duyên hòa hợp giữ vững hạnh phúc gia đình.
Ý nghĩa của hình tượng Phật bản mệnh tuổi Mão- Bồ Tát Văn Thù
Bồ Tát Văn Thù biểu thị ý nghĩa của trí tuệ Phật Đà, đó là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ. Các bậc đại sư Phật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng đều lấy Bồ Tát Văn Thù làm Bản tôn tu trì. Như đại Luận sư Nguyệt Xứng và Đại sư Tông Khách Ba nổi tiếng về tư tưởng Trung quán đều coi Bồ Tát Văn Thù là Bản tôn tu trì. Phật giáo cho rằng, tu trì pháp môn của Bồ Tát Văn Thù có thể nhanh chóng đạt được sự gia trì, từ đó dễ dàng có được trí tuệ thế gian và xuất thế gian. Núi Ngũ Đài ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc chính là thánh địa của Bồ Tát Văn Thù. Mỗi năm có hàng trăm ngàn tăng tục từ Tây Tạng và khắp nơi trên thế giới đổ về kính lễ ngài. Thậm chí có những tín đồ kiền thành đã dành thời gian suốt mấy tháng đến mấy năm, dùng phương thức đi ba bước lạy một lạy, cho đến khi lên đến núi Ngũ Đài. Điều đó cho thấy địa vị quan trọng của ngài trong Phật giáo.
Ý nghĩa của việc đeo dây chuyền tượng Bồ Tát Văn Thù
Như đã nói ở trên, khi được sinh ra, con người thường có một vị Phật, Bồ Tát hộ thân hay còn gọi là Phật bản mệnh, ở đây Phật bản mệnh tuổi Mão chính là Bồ Tát Văn Thù. Biết được điều đó mà chuyên tâm tích phúc tích thiện, không làm những điều trái với lương tâm, kiến thành hướng tới Bản tôn cầu nguyện thì mọi hung họa cũng qua đi. Lúc đó, đeo đá hộ mệnh có hình tượng Phật bản mệnh mới phát huy được tác dụng. Kết hợp nhất thể với trường khí của con người, thúc đẩy sự nghiệp phát triển, gia đình hạnh phúc, xã hội an khang. Sách Liễu phàm tứ huấn cũng nói rõ về việc chuyên tâm làm việc phúc cũng có thể cải được mệnh số.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai?
Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy. Thủa xưa, Ngài là con thứ ba của vua Vô Trách Nhiệm có tên là Thái tử Vương Chúng. Ngài cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh nên được hiệu là Văn Thù Sư Lợi. Sau khi Phật Bảo Tạng thọ ký cho Ngài phải trải vô lượng hằng hà sa số kiếp về sau, thì Ngài sẽ thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chi thuộc về bên phương Nam, hiệu là Phật Văn Thù. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật…như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy.
Ngài có lúc thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, còn có lúc đóng vai người điều khiển chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư. Ngài thấu hiểu Phật tính bao gồm cả ba đức: Pháp thân, Bát Nhã và Giải thoát cho nên trong hàng Bồ tát Ngài là thượng thủ. Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa. Nó mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ nầy sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận và đưa con người đến trí tuệ viên mãn.
Trong khi đó, tay trái của Ngài đang cầm giữ cuốn kinh Bát nhã trong tư thế như ôm ấp vào giữa trái tim. Đây là biểu trưng cho tỉnh thức, giác ngộ. Đôi khi, chúng ta cũng thấy tay trái của Ngài cầm hoa sen xanh, biểu thị cho đoạn đức. Có nghĩa là dùng trí tuệ để dứt sạch mọi nhiễm ô tham ái, như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm mùi bùn. Nói một cách khác là Bồ tát không phải người ẩn nơi non cao rừng thẩm, hoặc sống trong cảnh thanh tịnh u nhàn, mà là người sống chung đụng với quần chúng, lăn lộn trong đám bụi trần để cứu độ chúng sinh, nên có lúc họ ra làm vua, có lúc làm quan, cũng có khi làm kẻ tật nguyền nghèo khổ…Tuy sống trong dục lạc dẫy đầy, mà Bồ tát vẫn giữ tâm thanh tịnh không bị ô nhiễm như người đời. Đó là nhờ trí tuệ dứt sạch tham ái, viên thành đoạn đức.
Sự tích Đức Văn Thù Như Lợi ( Phật Bản Mệnh Tuổi Mão )
Đức Văn Thù Sư Lợi, khi chưa thành đạo thì Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái Tử.
Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên Ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trọn ba tháng. Lúc ấy, có quan Đại Thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: "Nay Điện hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hết thảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi sự phước báu nhỏ nhen".
Vương Chúng Thái Tử nghe quan Đại thần khuyến như vậy, thì liền chấp tay mà thưa với Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ Tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả.
Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo Vô Thượng Chánh Giác, giữ gìn tâm Bồ Đề cho bền chắc, và khuyến hóa theo môn lục độ (lục độ là: 1. bố thí, 2. trì giới, 3. nhẫn nhục, 4. tinh tấn, 5. thiền định, 6. trí huệ).
Tôi nguyện giáo hóa vô số chúng sanh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết Pháp trước tôi, và trong khi thuyết Pháp, làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả.
Tôi nguyện trong khi tu Bồ Tát Đạo, làm đặng vô lượng việc Phật, và sanh ra đời nào cũng tu theo Đạo ấy cả.
Bao nhiêu chúng sanh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh, như các người đã có tu phép thiền định ở cõi Phạm Thiên, tâm ý không còn điên đảo. Nếu đặng các kẻ chúng sanh như vậy sanh về cõi tôi, thì khi ấy tôi mới thành đạo.
Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trang nghiêm và nguyện hết thảy các cõi Phật đều hiệp chung lại thành một thế giới của tôi.
Đường giới hạn xung quanh trong cõi ấy đều dùng những chất:
Vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não, mà xây đắp cho cao lên đến cõi Phạm Thiên, còn mặt đất thì toàn là ngọc lưu ly tất cả.
Trong cõi ấy không có các món đất, cát, bụi bặm, chông gai, dơ dáy, và không có những sự cảm xúc, thô ác, và xấu xa, cũng không có những người đàn bà và tên hiệu của người đàn bà
Hết thảy chúng sanh đều hóa sanh, chớ không phải bào thai trong bụng mẹ như các cõi khác, và hằng tu tập các pháp thiền định, vui đẹp tự nhiên, chớ không cầu phải ăn uống những đồ vật chất.
Trong cõi tôi không có người Tiểu thừa, Thinh Văn và Duyên Giác. Thảy đều là các bực Bồ Tát, căn tánh cao thượng, tâm trí sáng suốt, người nào cũng đã xa lìa mọi sự tham lam, hờn giận, ngu si, và đã tu đặng các môn phạm hạnh cả.
Trong khi chúng sanh sanh về cõi tôi, thì tự nhiên đủ tướng mạo Tỳ khưu, đều có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả.
Chúng sanh trong cõi tôi muốn ăn, thì tự nhiên có bình bát thất bảo cầm ở nơi tay và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát. Khi ấy lại nghĩ rằng: Chúng ta chớ nên dùng những đồ này, nguyện đem bố thí, trước hết dâng cúng cho các Đức Phật, Bồ Tát, Thinh Văn, và Duyên
Nguồn gốc phật bản mệnh văn thù bồ tát sư lợi
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi lần đầu tiên xuất hiện trong các kinh điển Đại Thừa, đặc biệt là Kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra), cũng như Bát Nhã Ba La Mật (Prajna Paramamita Sutra). Ngài được biết đến ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ 4, và vào thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6, Ngài đã trở thành một trong những biểu tượng quan trọng của Phật giáo.
Mặc dù Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát không xuất hiện trong kinh điển Pali, nhưng một số học giả liên kết Ngài với Pancasikha, một nhạc sĩ xuất hiện trong Digha-nikaya của kinh điển Pali.
Ngài là một vị thần quan trọng trong tantra của Tây Tạng, những người thực hành thiền định. Cùng với sự khôn ngoan, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi còn liên quan thơ văn, thuyết trình và viết.
Biểu tượng phật bản mệnh văn thù bồ tát sư lợi
Giống như hầu hết các hình tượng Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ngồi trên hoa sen, bởi vì hoa sen sinh ra từ bùn hôi tanh mà vẫn đẹp và toả hương thơm, nên nó được coi là đại diện cho sự tinh khiết của trí tuệ, có thể tồn tại giữa ảo tưởng mà không bị ảnh hưởng. Ngài mặc một chiếc khăn choàng trắng, đôi khi là màu xanh lá cây, và đội vương miện bằng đá quý. Tám hình tượng của Bát Thánh Kiết Tường cũng được thể hiện trong một số tranh vẽ của Trung Hoa hiển thị xung quanh Ngài.
Biểu tượng đặc biệt nhất của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là thanh kiếm đang cháy trên tay phải của Ngài. Thanh gươm tượng trưng cho khả năng của tâm trí vượt qua những ảo tưởng và đau khổ trong cuộc sống.
Trong tay trái của Bồ tát là biểu tượng khá đặc trưng được giữ ngang ngực: hoa sen và mang một quyển sách. Quyển sách này được cho là Bát Nhã Ba La Mật, cùng với cử chỉ giảng dạy (Vitarka Mudra) tượng trưng cho sự dạy dỗ hoàn hảo.
Chúng ta cũng có thể bắt gặp hình tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ngồi trên lưng một con sư tử xanh, và sư tử đứng 4 chân trên hoa sen. Biểu tượng cuỡi trên lưng sư tử có ý nghĩa là, thông qua thiền định, một tâm trí hoang dã cũng có thể trở nên bình tĩnh.
Trong nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản và Trung Quốc, thanh kiếm của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi thường được thay thế bằng một cây bút, đặc biệt là các minh họa của cuộc thảo luận về kinh điển Duy-Ma-Cật (Vimalakirti Sutra) của Ngài với Vimalakirti.
Đặc điểm của Văn Thù Bồ Tát
Bồ Tát Văn Thù thân sáng hồng tựa như Mặt trời bình minh, tỏa ra những tia nắng ấm áp, ánh hào quang nhẹ nhàng. Ngài thường được khắc họa với hình tượng trẻ trung ngồi kiết già trên chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Trên đầu đội một chiếc mũ Ngũ Phật, nêu biểu ngũ trí Phật.
Biểu tượng đặc thù của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là trên tay phải cầm một lưỡi gươm vàng Bát Nhã đang bốc lửa, dương cao lên qua đầu. Lưỡi gươm này hàm ý rằng nó sẽ chặt đứt mọi xiềng xích của vô minh phiền não đã trói buộc con người vào những sự bất hạnh và nỗi khổ đau của vòng sinh lão bệnh tử luân hồi bất tận và dẫn đường chỉ lối cho con người đến với trí tuệ viên mãn.
Bồ Tát Văn Thù là hình ảnh tiêu biểu cho ánh sáng và trí tuệ của học thức
Người xưa kể rằng, các đời vua anh minh, các thành tựu giả tinh thông hay bác học đều là Hóa Thân chuyển thế của Bồ Tát Văn Thù. Những tổ sư truyền thừa của dòng họ Tát Ca có Ngài Long Khiếm Ba Tôn Giả, Tát Ca Biện Trí Đạt, Tông Khách Ba Tổ Sư là nhân vật Hóa Thân chuyển thế của Đức Văn Thù.
Tay trái của Văn Thù Bồ Tát cầm cành hoa sen màu xanh dương, ngón tay hướng lên trên, bông sen cao ngang tai, phía trên hoa sen là Kinh Bát Nhã. Vật này biểu trưng cho học vấn Bát Nhã cũng sâu rộng như Kinh Điển của Ngài. Ngụ ý cho giác ngộ, tỉnh thức, cũng có nghĩa là sử dụng trí tuệ và sự kiên định của bản thân để rũ sạch mọi nhiễm ô tham ái trong dân gian, giống như biểu tượng hoa sen ở trong bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn.
Chiếc giáp Ngài khoác trên người chính là giáp nhẫn nhục. Nhờ vào nó mà các mũi tên thị phi, điều tiếng xấu xa không thể xâm phạm vào bản thân. Nó có vai trò che chở cho Văn Thù Bồ Tát vẹn toàn tâm từ bi, vì vậy mà bọn giặc sân hận oán thù không tài nào lay chuyển được hạnh nguyện của vị Bồ tát này. Ngài sẽ không bao giờ rời khỏi chiếc giáp nhẫn nhục bởi vì nếu thiếu nó thì Ngài không thể thực hiện được tâm Bồ đề.
Văn Thù Bồ Tát ngồi trên lưng sư tử xanh có ý nghĩa gì?
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thường hay ngồi trên lưng sư tử xanh. Hình ảnh sư tử xanh là tượng trưng cho sức mạnh của trí tuệ. Vốn sư tử là loài chúa ở rừng xanh, có uy lực hơn tất cả những loài thú khác.
Do đó, mà hình ảnh sư tử được sử dụng để biểu trưng cho năng lực vô giá và sức mạnh của trí tuệ. Đó cũng chính là trí của Phật. Ngài Bồ tát Văn Thù nhờ vào trí này để có thể chuyển hóa những phiền não, vô minh, những ý niệm chấp ngã trở về vô lậu và chân thật.
Thần chú Văn Thù Bồ Tát ( Phật Bản Mệnh Tuổi Mão )
Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là thần chú quan trọng trong giới đạo Phật Đại Thừa, câu thần chú này ca ngợi sự khôn ngoan siêu việt và sự toàn vẹn của trí tuệ. Điều này biểu thị cho khả năng sử dụng sự khôn ngoan để vượt qua mọi đau khổ và ảo tưởng của vô minh mà chúng sinh phải trải qua. Từ đó giúp chúng ta có cái nhìn chân thực nhất và rõ ràng nhất về thế giới này.
“Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi – Om A Ra Pa Ca Na Dhih”
Lợi ích khi niệm thần chú Bồ Tát Văn Thù là không cần bàn cãi, nó rất mạnh mẽ, giúp con người hiểu rõ về trí tuệ và ảo tưởng của chúng ta, từ đó nâng cao kỹ năng học tập, viết lách, tranh luận, trí nhớ.
Phật Bản Mệnh Tuổi Tân Mão Hộ Mệnh Bình An, Mang Lại May Mắn Tài Lộc Là Ai ?
Tuổi Tân Mão hợp với màu gì và kỵ màu sắc nào nhất? Theo phong thủy ngũ hành, người tuổi Tân Mão sinh năm 1951, 2011 mệnh Mộc rất hợp với các màu đen, Xanh dương, Xanh dương nhạt, Xanh lá cây và kỵ những màu bạc, vàng ánh kim.
Người phương Đông từ xưa đến nay vẫn luôn quan niệm cũng như coi về vai trò của 12 con giáp trong cuộc sống tâm linh thường ngày. Việc tin và làm theo phong thủy đôi khi lại chính là văn hóa tâm linh của nhiều người, nhiều vùng nhằm tránh đi những điều xui rủi, nắm bắt cơ hội hướng đến những điều may mắn, tốt đẹp. Mỗi cung tuổi có những lưu ý khác nhau trong phong thủy, cũng như cách chọn màu sắc, cách trang trí nhà cửa riêng biệt, cúng các thiết bị đồ dùng theo tuổi gia chủ.
Sinh năm 2011, 1951 Tân Mão mệnh gì ?
Năm sinh âm lịch: Tân Mão
Mệnh: Mộc - Tùng Bách Mộc - Gỗ tùng bách
- Màu tương sinh của tuổi Tân mão: trên thực tế, có khá nhiều người tuổi Tân mão yêu thích màu xanh. Và đó cũng chính là màu của bản mệnh của tuổi Tân mão và những bộ trang phục hoặc phụ kiện màu xanh sẽ giúp người mạng Mộc cảm thấy thoải mái, tươi vui hơn. Ngoài ra, người tuổi Tân mão cũng rất hợp với màu đen hoặc xanh đen, vì đen, xanh đen tượng trưng cho hành Thủy, mà Thủy sinh Mộc nên rất có lợi cho người tuổi Tân mão.
- Màu tương khắc của tuổi Tân mão: Người tuổi Tân mão nên kiêng màu trắng vì màu trắng tượng trưng cho hành Kim mà Kim thì khắc Mộc. Nếu lỡ yêu thích màu trắng, người tuổi mậu tý hãy phối thêm với các phụ kiện có màu sắc khác để giảm bớt sự tương khắc của Kim.
Tuổi Tân Mão hợp với màu gì và kỵ màu sắc nào nhất?
Theo phong thủy ngũ hành, người tuổi Tân Mão sinh năm 1951, 2011 mệnh Mộc rất hợp với các màu đen, Xanh dương, Xanh dương nhạt, Xanh lá cây và kỵ những màu bạc, vàng ánh kim.
Người phương Đông từ xưa đến nay vẫn luôn quan niệm cũng như coi về vai trò của 12 con giáp trong cuộc sống tâm linh thường ngày. Việc tin và làm theo phong thủy đôi khi lại chính là văn hóa tâm linh của nhiều người, nhiều vùng nhằm tránh đi những điều xui rủi, nắm bắt cơ hội hướng đến những điều may mắn, tốt đẹp. Mỗi cung tuổi có những lưu ý khác nhau trong phong thủy, cũng như cách chọn màu sắc, cách trang trí nhà cửa riêng biệt, cúng các thiết bị đồ dùng theo tuổi gia chủ.
Tuổi Tân Mão hợp với màu gì và kỵ màu sắc nào nhất? Theo phong thủy ngũ hành, người tuổi Tân Mão sinh năm 1951, 2011 mệnh Mộc rất hợp với các màu đen, Xanh dương, Xanh dương nhạt, Xanh lá cây và kỵ những màu bạc, vàng ánh kim.
Người phương Đông từ xưa đến nay vẫn luôn quan niệm cũng như coi về vai trò của 12 con giáp trong cuộc sống tâm linh thường ngày. Việc tin và làm theo phong thủy đôi khi lại chính là văn hóa tâm linh của nhiều người, nhiều vùng nhằm tránh đi những điều xui rủi, nắm bắt cơ hội hướng đến những điều may mắn, tốt đẹp. Mỗi cung tuổi có những lưu ý khác nhau trong phong thủy, cũng như cách chọn màu sắc, cách trang trí nhà cửa riêng biệt, cúng các thiết bị đồ dùng theo tuổi gia chủ.
Những tuổi đại kỵ với tuổi Tân Mão sinh năm 1951, 2011
Những tuổi rất khắc và kỵ với tuổi bạn là Ất Mùi, Canh Tý, Tân Sửu, Đinh Mùi, Kỷ Sửu, Mậu Tý và tuổi Quý Mùi. Bạn cần tránh những tuổi này thì sẽ tốt hơn. Bạn không nên kết hợp lương duyên và ngay cả hợp tác làm ăn phát triển sự nghiệp cũng vậy.
Nếu trong đường tình duyên mà gặp phải tuổi đại kỵ, bạn không nên tổ chức đám cưới. Bạn chỉ có thể kết duyên trong âm thầm, phần người con gái không nên quá đòi hỏi người chồng của mình và phải chấp nhận không có đón rước linh đình. Nếu về làm ăn hoặc dồn vốn làm ăn, gặp phải tuổi đại kỵ thì phải cúng sao giải hạn. Nếu gặp tuổi đại kỵ con cái trong gia tộc, thì bạn cần phải ăn ở hiền lành, cầu Trời khẩn Phật.

Vòng Tay Phật Bản Mênh Tuổi Bính Tuất 2006 ( buddha jewelry ) Mang Lại May Mắn Tránh Xui Xẻo
Chuyên Bán Nước Hoa Nam Xách Tay Giá Cạnh Tranh Nhất
Đặt Hàng Qua Điện Thoại Xin Liên Hệ Theo Số
-----------------o0o-------------------
090.2277.552 - 0979.013.387
Nhắn Tin Gọi Điện Miễn Phí Zalo : 0902277552